Câu 1.
* Đặc trưng của Văn học dân gian
- Là sáng tác của nhân dân lao động
- Có tính truyền miệng
- Gắn liền với đời sống tinh thần của nhân dân
* Các tác phẩm tiêu biểu: Chiến thắng Mtao – Mxây, An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, ca dao, truyện cười,…
Câu 2.
- Các thể loại của văn học dân gian: sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, ca dao, truyện thơ,…
- Đặc trưng:
Câu 3.
Câu 4.
a.
- Ca dao thân thân lời than thường là của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chịu nhiều bất công, ngang trái trong xã hội. Thân phận của họ thường được hiện lên thông qua thủ pháp so sánh, ẩn dụ dưới hình ảnh các sự vật, con vật nhỏ bé như: con kiến, con tằm, con thuyền, khăn tay, cây cầu,…
- Tiếng cười tự trào và tiếng cười phê phán trong ca dao hài hước đều có những điểm giống và khác nhau như:
+ Giống: đem đến tiếng cười vui sau một ngày lao động vất vả
+ Khác: tiếng cười tự trào là tiếng cười cho thấy tinh thần lạc quan, vui vẻ, sảng khoái. Tiếng cười phê phán là sự châm biếm, đả kích những thói hư tật xấu trong xã hội.
b.
- Hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hoán dụ
- Ngôn ngữ giản dị, gần gũi với đời sống của người dân- Thể thơ lục bát truyền thống
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 1.
Đoạn văn trên tác giả dân gian đã sử dụng các thủ pháp nghệ thuật so sánh, phóng đại kết hợp với những liên tưởng, tưởng tượng để làm nổi bật vè đẹp của người anh hùng sử thi – Đăm Săn.
Bài tập 2.
Bài 3.
Tấm Cám là kiểu nhân vật chức năng trong tác phẩm với những chuyển biến tâm lí từ yếu đuối, thụ động, cho tới kiên quyết đấu tranh qua nhưng lần đối diện với các chết. Qua các giai đoạn phát triển của truyện Tấm vừa là nhân vật mở nút vừa là nhân vật thắt nút cho câu truyện.
Bài 4.
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Định nghĩa về văn học dân gian
- Là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ được hình thành, tồn tại và phát triển nhờ tập thể thông qua hình thức truyền miệng để phục vụ trực tiếp cho các hoạt động vật chất tinh thần trong đời sống cộng đồng.
2. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian
- Là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.
- Là sản phẩm tinh thần của tập thể.
- Gắn bó và phục vụ cho cộng đồng.
3. Bảng thống kê các thể loại văn học dân gian đã học
4. Bảng so sánh đặc điểm của các thể loại truyện kể dân gian
5. Những tiểu loại của ca dao
- Ca dao than thân, ca dao yêu thương tình nghĩa và ca dao hài hước.
- Ca dao than thân thường là lời than của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào những người khác. Giá trị của họ không được biết đến. Họ thường dùng những hình ảnh ẩn dụ như tấm lụa đào, củ ấu gai,...
- Ca dao yêu thương tình nghĩa đề cập đến tình bạn cao đẹp, tình yêu đôi lứa thắm thiết mặn nồng, nỗi nhớ nhung da diết và tình nghĩa thủy chung… của con người trong cuộc sống. Các biểu tượng được sử dụng như tấm khăn, ngọn đèn, cái cầu, gừng cay – muối mặn,...
- Ca dao hài hước phê phán những thói tật xấu của con người và nói lên tình thần lạc quan yêu đời của người dân lao động trong cuộc sống vất vả của họ.
- Các biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong ca dao là phóng đại, nói giảm, so sánh, ẩn dụ,...
B. GIẢI ĐÁP CÂU HỎI, BÀI TẬP
1. Hãy tìm hai đoạn miêu tả cảnh Đăm Săn múa khiên và đoạn tả hình ảnh và sức khỏe của chàng, cho biết những nét nổi bật trong nghệ thuậtmiêu tả nhân vật anh hùng của sử thi này? Hiệu quả của việc sử dụng nghệ thuật đó?
- Ba đoạn ấy như sau:
+ Đoạn 1: “Đăm Săn rung khiên múa... Cái chão cột trâu”.
+ Đoạn 2: “Đăm Săn lại múa... cũng không thủng”.
+ Đoạn 3: “danh vang đến tử thần... từ trong bụng mẹ”.
- Những nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả Đăm Săn là so sánh, phóng đại, trùng điệp.
- Hiệu quả nghệ thuật: Khẳng định vẻ đẹp của người anh hùng sử thi trong một không gian hoành tráng.
2. Căn cứ vào tấn bi kịch của Mị Châu - Trọng Thủy, hãy trả lời theo nội dung trong bảng sau?
3. Phân tích truyện cổ tích Tấm Cám để làm sáng tỏ “sự chuyển biến của hình tượng nhân vật Tấm: từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình”?
- Thời gian đầu, Tấm yếu đuối thụ động, luôn khóc khi gặp khó khăn, chỉ trông cậy vào Bụt. Bị mất giỏ cá, Tấm khóc. Bị mất bống, Tấm cũng khóc...
- Thời gian sau, kể từ khi làm hoàng hậu, Tấm kiên quyết đấu tranh bảo vệ hạnh phúc và giành sự sống cho mình. Lúc này, Bụt không còn giúp Tấm nữa. Tự Tấm phải tìm cách biến hóa để tồn tại, để được trở lại làm người, xinh đẹp và hạnh phúc hơn.
4. Đọc hai truyện cười trong SGK Ngữ văn 10, tập 1 và trả lời theo bảng sau
5. a. Điển tiếp vào sau các từ mở đầu ở trang 102, SGK Ngữ văn 10, tập 1:
- Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa,
- Thân em như trái bầu trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
- Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
- Chiều chiều mây phủ Sơn Trà
Lòng ta thương bạn nước mắt và trộn cơm.
- Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ người yếm trắng dải điều thắt lưng.
5.b. Hãy thống kê các hình ảnh so sánh ẩn dụ trong các bài ca dao đã học
- Tấm lụa đào, củ ấu gai; tấm khăn, ngọn đèn; trăng, sao, mặt trời...
- Tác giả dân gian lấy các hình ảnh đó trong cuộc sống đời thường, trong tự nhiên... nâng lên thành hình ảnh ẩn dụ nên dễ cảm nhận, dễ đi vào lòng người đọc.
5.c. Tìm các câu ca dao nói về chiếc khăn, cây đa, bến nước, con thuyền gừng cay, muối mặn...
- Gửi khăn, gửi áo, gửi lời
Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa.
- Nhớ khi khăn mở trầu trao
Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình.
- Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
- Cây đa cũ, bến đò xưa
Bộ hành có nghĩa, nắng mưa cũng chờ.
- Trăm năm đành lỗi hẹn hò
Cây đa bến cũ, con đò khác đưa.
- Tay nâng chén muối, đĩa gừng.
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.
5. d. Tìm một số bài ca dao hài hước
- Xắn quần bắt kiến cưỡi chơi
Trèo cây rau má đánh rơi mất quần.
- Ngồi buồn đốt một đống rơm,
Khói bay nghi ngút chẳng thơm chút nào.
Khói lên đến tận Thiên Tào,
Ngọc Hoàng phán hỏi: thằng nào đốt rơm?
6. Tìm một số câu thơ, bài thơ của các nhà thơ trung đại và hiện đại có ảnh hưởng của ca dao
- Truyện Kiều
Thiếp như hoa đã lìa cành
Chàng như con bướm lượn vành mà chơi
- Ca dao
Ai làm cho bướm lìa hoa
Con chim xanh nỡ bay qua vườn hồng
- Bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương có cùng cảm hứng về thân phận người phụ nữ trong các bài ca dao than thân.
- Chế Lan Viên mượn hình ảnh Thánh Gióng trong bài thơ Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng:
Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt
Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng.
- Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX
- Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt