(Trang 134 – SGK)
Thể loại | Định nghĩa |
Truyền thuyết | Sử dụng yếu tố ly kỳ, tưởng tượng thường nhằm giải thích một hiện tượng đời sống hay mang đến một tư tưởng văn hoá đặc trưng |
Truyện cổ tích | Sử dụng hình ảnh tương phản giữa thiện và ác, thông minh và ngu ngốc, anh hùng và kẻ gian, …. Để làm nổi bật lên tư tưởng, khát vọng của nhân dân về cái thiện, cái tốt đẹp |
Truyện ngụ ngôn | Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt về con vật, cây cối để nhằm tạo ra tư tưởng, tình cảm để răn dạy con người những điều hay lẽ phải |
Truyện cười | Sử dụng biện pháp tu từ, ngôn ngữ hài hước nhưng đằng sau lại mang một triết lý, bài học để đưa người đọc một ý nghĩa nhất định trong cuộc sống |
Thể loại | Tên truyện | Văn học nước |
Truyền thuyết | Con Rồng cháu Tiên | Việt Nam |
Bánh chưng, bánh giầy | Việt Nam | |
Thánh Gióng | Việt Nam | |
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh | Việt Nam | |
Sự tích Hồ Gươm | Việt Nam | |
Cổ tích | Sọ Dừa | Việt Nam |
Thạch Sanh | Việt Nam | |
Em bé thông minh | Việt Nam | |
Cây bút thần | Trung Quốc | |
Ông lão đánh cá và con cá vàng | Nga | |
Ngụ ngôn | Ếch ngồi đáy giếng | Việt Nam |
Thầy bói xem voi | Việt Nam | |
Đeo nhạc cho mèo | Việt Nam | |
Chân, tay, tai, mắt, miệng | Việt Nam | |
Truyện cười | Treo biển | Việt Nam |
Lợn cưới, áo mới | Việt Nam |
Truyền thuyết với cổ tích | Giống | Cùng là loại hình truyện dân gian. Cùng chứa yếu tố kỳ ảo , tưởng tượng
|
Khác | -Truyền thuyết: giải thích một hiện tượng thiên nhiên, đời sống - Cổ tích: thể hiện ước mơ của con người về công lý, công bằng xã hội | |
Truyện ngụ ngôn với truyện cười | Giống | Đều là truyện dân gian, mang đến bài học cuộc sống và triết lý của nhân dân gửi gắm qua truyện |
Khác | Ngụ ngôn: mượn chuyện đồ vật nói chuyện con người để thấy bài học cuộc sống Truyện cười: Dùng tiếng cười để rút ra bài học sâu cay |
(Trang 134 – SGK)
1. Trả lời các câu hỏi ôn tập:
a) Thực hiện các yêu cầu của sách giáo khoa về câu hỏi 1, 2, 3, 4.
b) Chuẩn bị để trao đổi ý kiến ở lớp:
+ Đặc điểm tiêu biểu của truyền thuyết: mượn chuyện lịch sử, tăng thêm yếu tố hoang đường, hư ảo, đánh giá về các nhân vật và sự kiện lịch sử đó.
Minh họa:
a) Truyện Lạc Long Quân và Âu Cơ, thêm yếu tố sinh con trong bọc trăm trứng.
b) Truyện Bánh chưng, bánh giầy, thêm yếu tố thần mách bảo Lang Liêu.
c) Truyện Thánh Gióng có rất nhiều yếu tố hư ảo : sinh con từ một dấu chân, ba năm không nói, vươn vai từ cậu bé thành tráng sĩ.., điều khiển ngựa sắt phun lửa...
d) Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh nói về việc chống bão lụt thời vua Hùng, thêm yếu tố thần Núi, thần Nước đánh nhau để lấy Mị Nương, thêm yếu tố kì ảo của lễ vật hiếm có của Sơn Tinh...
+ Đặc điểm tiêu biểu của truyện cổ tích: Truyện về một số kiểu nhân vật, có yếu tố hoang đường. Thể hiện niềm tin ở đạo đức, lẽ phải.
Minh họa:
a) Sọ Dừa: nhân vật người xấu xí, có tài năng do Thần đầu thai, được đỗ Trạng Nguyên (có yếu tố hoang đường).
b) Thạch Sanh: nhân vật lao động, nghèo, có nhiều tài năng cứu giúp mọi người, được làm vua. Nhân vật gian ác, bội bạc bị tội chết (có yếu tố hoang đường).
c) Em bé thông minh: nhân vật em bé thông minh: được phong Trạng Nguyên và làm cố vấn cho vua (không có yếu tố hoang đường).
d) Cây bút thần: câu chuyện về một em bé có tài vẽ, dùng tài vẽ cứu giúp dân làng và trừng trị bọn vua quan (có yếu tố hoang đường).
đ) Ông lão đánh cá và con cá vàng: chuyện về ông lão, bà lão đánh cá nghèo khổ nhưng vì tham lam mà mất tất cả những gì mình đã có (có yếu tố hoang đường).
+ Đặc điểm tiêu biểu của truyện ngụ ngôn: Dùng động vật, sự vật để nói chuyện người và răn dạy người.
Minh họa:
a) Thầy bói xem voi: Mượn con voi và các bộ phận của voi để răn dạy con người nên có cái nhìn toàn diện khi xem xét sự việc, sự vật.
b) Đeo nhạc cho mèo: Mượn loài chuột và mèo để răn dạy con người là làm việc gì không nên có ảo tưởng.
c) Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng: Mượn các bộ phận của cơ thể con người để răn dạy con người là sống trong cộng đồng, mỗi người một viên không nên so bì nhau.
+ Đặc điểm truyện cười: Mượn cái sự việc đáng cười để gây cười và răn dạy con người.
Minh họa:
a) Treo biển: Mượn việc anh bán có thay đổi biển quảng cáo theo bất cứ lời góp ý nào để răn dạy con người là làm việc gì cần có chủ kiến của mình.
b) Lợn cưới, áo mới: Mượn chuyện anh khoe áo, khoe lợn để phê phán tính khoe khoang không đúng chỗ.
c) Lục súc tranh công: Mượn chuyện gia súc mà răn dạy con người sống với nhau không nên so bì, tị nạnh.
Chuẩn bị ý kiến để trao đổi ở lớp về sự so sánh truyền thuyết và truyện cổ tích, ngụ ngôn và truyện cười.
+ Truyền thuyết và cổ tích:
- Giống nhau: Nội dung đều là truyện truyền miệng, kể theo ngôi thứ ba, có tính chất giáo dục. Đều có yếu tố hoang đường.
- Khác nhau: Truyền thuyết đánh giá lịch sử, nhân vật lịch sử, cổ tích nêu các nhân vật để răn dạy đạo đức làm người.
+ Ngụ ngôn và truyện cười:
- Giống nhau: Đều là truyện dân gian truyền miệng, không có tính chất hoang đường, có tính chất giáo dục con người hiện nay,
- Giống nhau: Ngụ ngôn mượn thú vật, đồ vật để nói về người, truyện cười mượn chuyện đáng cười để gây cười và răn dạy đạo đức trong xã hội.
2. Đọc thêm: Đối chiếu với định nghĩa đã được ôn tập, phần đọc thêm này bổ sung thêm một số ý về khái niệm.
a) Truyền thuyết:
Sự thật lịch sử được lý tưởng hóa, cùng với thơ và mộng, chắp cánh
Cho trí tưởng tượng của nhân dân
b) Cổ tích:
Phục sinh người đã chết bằng cách rắc nước thần lên họ, mở cánh cửa sổ trông vào một cuộc sống khác tốt đẹp hơn.
c) Ngụ ngôn:
Vui cười hỉ hả để dạy đạo đức có phần thành công hơn. Viên thuốc chữa bệnh có bọc vỏ cho đẹp mới dễ nuốt.
3. Chuẩn bị tham gia vào các hoạt động:
Thì kể truyện dân gian, thi sáng tác truyện có tưởng tượng, thi diễn kịch (kịch bản chuyển từ truyện dân gian), thi vẽ tranh minh họa truyện dân gian.
----------------------HẾT-----------------------------
Các bạn đang xem hướng dẫn Soạn bài Ôn tập truyện kể dân gian , để học tốt Ngữ Văn 6, các em cần xem lại nội dung Soạn bài Viết bài tập làm văn số 3 lớp 6 và chuẩn bị trả lời các câu hỏi trong phần theo SGK.
Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Em bé thông minh để nâng cao kiến thức Ngữ Văn 6.
Chi tiết nội dung phần Theo mẫu bài tập đọc “Thư gửi bà” hãy viết một bức thư ngắn cho người thân đã được chúng tôi đề cập để các em ôn luyện.
Hơn nữa, Kể về thầy cô giáo của em (người quan tâm, lo lắng và động viên em học tập) là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 6 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.
Cập nhật Search Ngay lập tức Trang: