Soạn bài Nước biển dâng
* Gợi ý trả lời câu hỏi phần chuẩn bị:
- Hiện tượng Trái Đất nóng lên:
+ Theo các nhà khoa học, từ 2013 đến 2022, "sự nóng lên của Trái Đất do con người gây ra đã gia tăng với tốc độ chưa từng thấy là hơn 0,2 độ C mỗi thập kỉ".
+ Thỏa thuận Paris đã được kí kết (2015) bởi hơn 190 quốc gia (bao gồm cả Việt Nam) với nội dung chính là giữ cho mức tăng nhiệt độ Trái Đất dưới ngưỡng 2 độ C và nỗi lực hạn chế sự gia tăng ở mức 1,5 độ C vào cuối thế kỉ XXI.
- Hiện tượng biến đổi khí hậu:
+ Là sự thay đổi các đặc điểm mang tính thống kê của hệ thống khí hậu (khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển, băng quyển).
+ Nguyên nhân: thay đổi bức xạ khí quyển, hiệu ứng nhà kính, quá trình công nghiệp hóa,...
+ Hậu quả: gây nắng nóng kéo dài, tăng mực nước biển, gây thiệt hại về kinh tế,...
- Hiện tượng nước biển dâng:
+ Từ giai đoạn thế kỉ XX cho tới khoảng năm 2006 đến 2015, tốc độ gia tăng của mực nước biển đã tăng gấp đôi: từ 1,4mm/năm lên tới 3,6mm/năm.
+ Theo dự đoán, Maldives sẽ mất khoảng 77% diện tích đất liền vào năm 2100.
+ Phân tích cho đến năm 2050, mực nước biển dọc theo bờ biển của nước Mỹ có thể tăng tới 30cm so với hiện tại.
* Gợi ý trả lời câu hỏi phần đọc hiểu:
- Nội dung của sa pô giúp em hiểu rằng nội dung chính của văn bản sẽ liên quan đến hiện tượng nước biển dâng.
- Các đề mục in đậm là những ý chính mà người viết tập trung vào khai thác, giải thích.
3. Các số liệu có vai trò gì?
- Các số liệu được đưa ra liên tiếp giúp tăng sức thuyết phục của văn bản. Đồng thời đem đến cái nhìn rõ nét hơn về thực trạng hiện tượng nước biển dâng trên thế giới.
- Thủy triều là yếu tố tác động lớn và thường xuyên nhất đến sự thay đổi của mực nước biển. Dao động thủy triều được hình thành do lực hút của Mặt Trăng và Mặt Trời tác động lên Trái Đất, khiến cho khối chất lỏng trên bề mặt (biển và đại dương) biến đổi.
- Hiện tượng nước biển dâng do biến đổi khí hậu diễn ra âm thầm, khó nhận biết bằng mắt thường hơn so với do các nguyên nhân khác.
- Câu hỏi nêu vấn đề: "Vậy biến đổi khí hậu liên quan thế nào đến nước biển dâng?".
- Các thông tin đọc được từ hình 1:
+ Mực nước biển không ngừng dâng cao với tốc độ ngày càng nhanh.
+ Từ năm 1880 đến năm 2010, mực nước biển đã dâng tới gần 0,2m.
- Điểm khác biệt của hiện tượng nước biển dâng trong những năm gần đây là việc tăng này có gia tốc, tức là mức tăng của năm sau sẽ cao hơn năm trước.
- Nội dung chính của đoạn Lời kết là tổng kết, tóm lược lại những vấn đề đã nêu trong bài. Từ đó, chỉ ra những dự đoán về hậu quả khôn lường của hiện tượng nước biển dâng đối với cuộc sống con người trong tương lai.
- Câu cuối của đoạn "Lời kết" rất giống với nhan đề văn bản. Qua đó, khẳng định, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tìm giải pháp xử lí, khắc phục hiện tượng nước biển dâng.
- Nhan đề "Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI" đã nêu được chủ thể mà văn bản hướng đến (hiện tượng nước biển dâng) và khẳng định sự khó khăn khi đối diện và giải quyết hiện tượng này.
- Trong văn bản, những đặc điểm của văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên được thể hiện qua các khía cạnh:
+ Nêu và trả lời các câu hỏi về một hiện tượng tự nhiên (nước biển dâng) bằng những kiến thức có cơ sở khoa học.
+ Triển khai ý tưởng theo trình tự cụ thể, bố cục rõ ràng: Giải thích hiện tượng thay đổi mực nước biển - Nêu nguyên nhân - Thực trạng gia tăng mực nước biển - Tổng kết.
+ Sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (số liệu, biểu đồ).
- Cách trình bày: Dưới dạng một bài báo, có sa pô mở đầu và các đề mục cụ thể.
- Cách triển khai ý tưởng, thông tin: Triển khai theo trình tự mức độ quan trọng của hiện tượng.
- Tác dụng: Giúp người đọc nắm được những thông tin từ cơ bản đến nâng cao về hiện tượng. Từ đó, tiếp nhận kiến thức, dữ liệu một cách dễ dàng, logic và đầy đủ hơn.
- Hiện tượng "nước biển dâng" được coi là "bài toán khó" bởi một số lí do sau đây:
+ Hiện tượng này xuất phát từ cả các nguyên nhân tự nhiên (thủy triều, khối không khí trên mặt biển,...) và nhân tạo (biến đổi khí hậu).
+ Với sự phát triển không ngừng của quá trình công nghiệp hóa, việc không tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề nước biển dâng sẽ mang tới nhiều hậu quả, thiệt hại lớn cho nền kinh tế, để lại nhiều hệ lụy sau này.
+ Con người hiện nay vẫn chưa thể thích ứng với hiện tượng này, khó khăn trong việc tìm hướng giải quyết chung hiệu quả nhất.
Hiện tượng nước biển dâng trong văn bản đã ảnh hưởng lớn đến Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung:
- Ở Việt Nam: Dựa vào Kịch bản biến đổi khí hậu 2020 do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố, rất nhiều vùng tại Việt Nam có nguy cơ chìm sâu. Trong đó, hơn 47% diện tích của Đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ ngập lụt; Đồng bằng sông Hồng có khoảng 13,2%; các vùng từ Thanh Hóa đến Bình Thuận cũng bị ảnh hưởng với khoảng 1,53% diện tích đất ven biển.
- Trên thế giới:
+ Năm 2021, mực nước biển toàn cầu đã chạm mức kỉ lục.
+ Mực nước biển dâng cao, châu Á sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn bất cứ khu vực nào trên thế giới. Dự báo khoảng hơn 70% dân số ở các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Philippines và Nhật Bản sẽ bị ảnh hưởng.
+ Ở châu u, khoảng 3/4 tổng số thành phố sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt là ở Hà Lan, Tây Ban Nha và Ý.
+ Tổ chức Climate Central (Mỹ) đã lập ra bản đồ những nơi có thể bị nhấn chìm tước năm 2023, trong đó có 6 thành phố nằm trong diện nguy cơ bị chìm với tốc độ đáng báo động là Amsterdam, Basra, New Orleans, Venice, Thành phố Hồ Chí Minh và Kolkata.
Một số đề xuất góp phần khắc phục hiện tượng "nước biển dâng":
- Chú trọng xây dựng và phát huy hiệu quả các hệ thống, công trình thủy lợi, cải thiện cơ sở hạ tầng,...
- Tăng cường trồng rừng phòng hộ ven biển, trồng rừng ngập mặn, cải tạo các cồn cát ven biển,...
- Tập trung vào các biện pháp thích nghi, chuyển đổi tập quán canh tác, chú trọng quy hoạch, sử dụng đất,...
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của con người đã ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường tự nhiên. Từ đó, gây nên nhiều biến số, tác động tiêu cực vào đời sống. Để tìm hiểu thêm về nguồn gốc, hệ quả của các hiện tượng tự nhiên, mời em đón xem các bài viết khác trên Taimienphi.vn như: Soạn bài Sao băng; Soạn bài Lũ lụt là gì, nguyên nhân và tác hại.