Soạn bài Nói quá
I. Nói quá và tác dụng của nói quá
Câu 1.
Cách nói
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
🡪 Đây là cách nói phóng đại
🡪 Câu này thực chất muốn nói thời gian tháng năm và tháng mười là rất ngắn
Câu 2: Nhấn mạnh quy mô, tính chất của sự việc, hiện tượng, khuyên chúng ta cần biết trân quý thời gian, sắp xếp thời gian sao cho phù hợp.
II. Luyện tập
Câu 1.
Câu | Ngữ liệu | Biện pháp nói quá | Giải thích |
a | Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm | Có sức người sỏi đá cũng thành cơm | Nhấn mạnh sức lao động của con người |
b | Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sướt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được. | Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được. | Ý muốn nói vết thương không quá quan trọng để người khác yên tâm |
c | Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại cứ xử nhũn mời hắn vào nhà xơi nước. | Thét ra lửa | Nhấn mạnh uy quyền của cụ bá |
Câu 2.
a. Điền vào chỗ chấm “chó ăn đá gà ăn sỏi”
b. Điền vào chỗ chấm “bầm gan tím ruột”
c. Điền vào chỗ chấm “ruột để ngoài da”
d. Điền vào chỗ chấm “nở từng khúc ruột”
e. Điền vào chỗ chấm “vắt chân lên cổ mà chạy”
Câu 3.
Câu 4.
Câu 5: Chủ nhật tuần trước, Minh được Hùng mời đến dự sinh nhật. Minh vốn là một cô gái xinh đẹp. Vẻ đẹp của Minh có thể ví như tiên sa cá lặn, cô bé ngoan ngoãn, học giỏi, luôn giúp đỡ mọi người nên được bạn bè yêu mến. Hùng cũng quý mến Minh vì tất cả những nét tính cách tốt đấy. Hùng tỏ ra rất vui mừng khi Minh đến và vui mừng nở từng khúc ruột khi được Minh khen ngợi về sự chỉnh chu của bản thân trong buổi sinh nhật đó.
I. NÓI QUÁ VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓI QUÁ
Câu 1:
Thực chất là sự phóng đại mức độ, tính chất nội dung của các câu này.
II. LUYỆN TẬP
Câu 1:
a. Ý nghĩa: Lao động đã mang lại cho con người cuộc sống no ấm.
b. không ngại khó khăn, gian khổ.
c. Ý muốn nói quá về lời nói của con người có quyền hành
.
Câu 2:
a. Ở nơi chó ăn đá gà ăn sỏi thế này, đến cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.
b. Nhìn thấy tội ác của giặc ai ai cũng bầm gan tím ruột.
c. Cô Nam tính tình xởi lợi ruột để ngoài da.
d. nở từng khúc ruột.
e. vắt chân lên cổ.
Câu 3:
- Kiều có vẻ đẹp nghiên nước nghiêng thành.
- Việc xây dựng các nhà máy thủy điện, có khác gì chúng ta dời non lấp biển.
- Đoàn kết là sức mạnh lấp biển vá trời để kiến tạo một cuộc sống tự do.
- Bộ đội ta mình đồng da sắt.
- Bài toán này tớ nghĩ đã nát óc mà chưa giải được.
Câu 4:
- Kêu như trời đánh.
- Dữ như cọp.
- Nhìn như muốn nuốt chửng người ta.
- Khỏe như voi.
- Ăn như lợn.
Câu 5:
Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn
Đánh một trận sạch không kình ngạc
Đánh hai trận, tan tác chim muông.
Câu 6:
Nói quá và nói khoác cùng là nói phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng được nói đến.
Nói quá mục đích nhấn mạnh, khẳng định, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Còn mục đích của nói khoác là làm cho người nghe tin vào những điều không có thực, hoặc để phô trương, khoe khoang.
I. Nói quá và tác dụng của nói quá
Câu 1: (trang 101 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
Nói đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng mười chưa cười đã tối và Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày là quá sự thật, là sự phóng đại mức độ, tính chất nội dung của các câu này:
+ Thực chất câu tục ngữ này muốn nhấn mạnh tới sự đối lập về thời gian trong ngày giữa hai mùa trong năm (mùa hè- mùa đông)
+ Nỗi vất vả, nhọc nhằn của người nông dân.
Câu 2: (trang 101 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
Cách nói như trên có tác dụng nhấn mạnh điều mình muốn nói và tăng sức biểu cảm.
LUYỆN TẬP
Câu 1 (trang 102 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
- Nói quá nhấn mạnh vai trò sự cố gắng, kiên trì, sức khỏe trong lao động.
b, "em có thể đi lên tới tận trời được"
- Nói quá nhằm khẳng định không ngại khó, không ngại khổ
c, "cụ bà thét ra lửa"
- Nói quá thể hiện nhân vật bà cụ có thế lực, có quyền lực.
Câu 2 (trang 102 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
a, Chó ăn đá gà ăn sỏi
b, Bầm gan tím ruột
c, Ruột để ngoài da
d, Nở từng khúc ruột
Câu 3: (trang 102 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
- Thúy kiều có vẻ đẹp ngiêng nước nghiêng thành.
- Sơn Tinh dời non lấp biển đánh bại Thủy Tinh
- Nữ Oa có sức mạnh lấp biển vá trời cứu chúng sinh khỏi lầm than.
- Thánh Gióng cường tráng, mình đồng da sắt, hùng dũng ra trận.
- Bài toán này khó, nghĩ nát óc vẫn không giải được.
Câu 4: (trang 102 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
- Ăn như rồng cuốn
- Làm như mèo mửa
- Đẹp như tiên
- Đen như than
- Nói hay như hát.
Câu 5: (trang 102 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
Hôm nay, Hà Nội nóng như đổ lửa. Thủ đô đang trong mùa nắng nóng và đây là đợt nắng nóng cao điểm nhất từ đầu mùa. Nhiệt độ cao nhất có thể lên tới 43 độ C. Trong thời điểm này, chúng ta cần hạn chế ra đường từ 9h sáng đến 5h chiều. Các bạn nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh để giải nhiệt, không nước nước đá vì có thể gây bệnh về họng. Ở trong nhà có điều hòa, tránh bật dưới 25 độ C, dễ gây sốc nhiệt khi bạn ra ngoài. Thời tiết này cần đưa trẻ em và người già vào nới thoáng mát. Để sống chung với cái nóng như Hỏa Diệm Sơn của Hà Nội chúng ta hãy cố gắng thực hiện những điều trên.
- Biện pháp nói quá: nóng như đổ lửa, cái nóng như Hỏa Diệm Sơn
--------------------HẾT----------------------
Bài đang học soạn bài Lão Hạc trang 38 SGK Ngữ Văn 8 tập 1
Trong chương trình học Ngữ Văn 8 phần Thuyết minh cái phích nước là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.
Ngoài ra, thuyết minh về chiếc áo dài là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 8 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.