Soạn bài Nhớ đồng
* Gợi ý trả lời câu hỏi phần chuẩn bị đọc:
Vùng đất hoặc con người nào đã để lại trong em ấn tượng sâu đậm?
- Em đã từng được đến thăm Đà Nẵng. Đây là thành phố biển rất xinh đẹp, nhộn nhịp, con người cực kì thân thiện hiếu khách. Em rất ấn tượng về nơi đây.
- Em rất ấn tượng với thành phố Huế - vùng đất cố đô lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống. Huế có nhịp sống chậm. Người dân Huế rất hiền lành, dịu dàng, chăm chỉ. Những cung điện, đình đài ở Huế và buổi chiều trên dòng sông Hương là hai thứ em nhớ nhất.
* Gợi ý trả lời câu hỏi phần trải nghiệm cùng văn bản:
- Cảm xúc của tác giả: Nhớ nhung, yêu thương làng quê của mình.
- Dựa vào:
+ Từ "đâu" đặt ở đầu câu như câu hỏi.
+ Những hình ảnh thân thuộc như "tre", "ô mạ xanh", "nương khoai" được hiện lên với các từ "yên vui", "mơn mởn", "ngọt bùi" gợi cuộc sống bình yên, thanh tịnh nơi làng quê.
- Nhấn mạnh nỗi nhớ quê hương của tác giả, nỗi nhớ da diết vọng lại nhờ tiếng hò trong tâm tưởng nhà thơ.
* Gợi ý trả lời câu hỏi suy nghĩ và phản hồi:
- Thể thơ: thơ bảy chữ.
- Cách gieo vần:
+ Vần chân "mùi" - "vui".
+ Vần cách "mùi" - "bùi".
- Nhịp: 4/3.
- Câu thơ được lặp đi lặp lại:
+ "Gì sâu bằng những trưa thương nhớ/ Hiu quạnh bên trong một tiếng hò".
+ "Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh/ Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!".
- Nhấn mạnh nỗi nhớ quê hương mãnh liệt, da diết của tác giả.
- Từ "đâu" được lặp lại 10 lần, tác dụng:
+ Là từ để hỏi làm sống dậy kí ức của nhân vật.
+ Góp phần liệt kê những hình ảnh của làng quê.
+ Tạo sự liên kết, mạch lạc cho bài thơ.
- Bố cục bài thơ gồm hai phần:
+ Phần 1: Bảy khổ thơ đầu - Cảm xúc bâng khuâng nhớ những cảnh sắc thân quen, bình dị nhưng đượm buồn của quê hương.
+ Phần 2: Còn lại - Cảm xúc bâng khuâng nhớ chính bản thân mình khi tìm được lí tưởng sống, khao khát tự do.
- Sự vận động của mạch cảm xúc trong bài thơ: từ thương nhớ không gian tự do bên ngoài nhà tù với những khung cảnh thân thuộc đến nhớ những gương mặt thân quen, nhớ chính bản thân mình và niềm khao khát tự do cháy bỏng.
- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: niềm nhớ thương quê hương, khao khát tự do của người tù cách mạng trong những tháng ngày bị giam cầm.
- Em xác định được cảm hứng chủ đạo của bài thơ căn cứ vào:
+ Điệp từ, điệp ngữ thể hiện nỗi nhớ.
+ Những hình ảnh quê hương quen thuộc.
+ Hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
- Chủ đề của bài thơ: Tình cảm nhớ thương da diết cảnh vật quê hương, con người và niềm khát khao tự do của người tù trẻ tuổi có trái tim đang tràn trề nhiệt huyết
- Một số hình thức nghệ thuật thể hiện chủ đề bài thơ:
+ Nhịp: 4/3 chậm rãi, như đang nhớ về quê hương bình dị,
+ Biện pháp tu từ: Điệp từ "Đâu" ở đầu câu; "Gì sâu bằng ...".
+ Không gian: bên trong nhà lao chật hẹp với cảnh vật xinh đẹp bên ngoài.
+ Thời gian: hiện tại tác giả đang ở nhà lao với quá khứ ở quê nhà.
- Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc qua bài thơ:
+ Cần trân trọng tự do và sống có ước mơ, lí tưởng.
+ Biết yêu quý những vẻ đẹp bình dị của quê hương.
"Nhớ đồng" của Tố Hữu đã gợi ra một làng quê yên bình với nhịp sống chậm rãi. Những cảnh tượng quen thuộc như mái nhà tranh, rặng tre xanh đầu làng, ô mạ xanh non mơn mởn mới cấy hay ruộng khoai sắn thật thân thuộc biết bao. Dưới khung cảnh đó, con người đang chăm chỉ làm việc. Họ để cho "lưng cong xuống luống cày", bàn tay "vãi giống tung trời" với mục đích làm ra những hạt gạo dẻo thơm, nuôi sống biết bao thế hệ. Cảnh vật và con người hòa quyện vào nhau, tạo ra bức tranh thôn quê Việt Nam hết sức nên thơ, trữ tình.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Hình ảnh làng quê quen thuộc, thân thương trong "Nhớ đồng" chính là những kí ức và cũng là khát khao được tự do của người lính cách mạng bị giam hãm trong nhà tù. Taimienphi.vn mời em tham khảo thêm những tác phẩm khác có trong kho tài liệu như: Soạn bài Những chiếc là thơm tho; Soạn bài Trong lời mẹ hát.