Hãy kể ngắn gọn về một thầy, cô giáo mà em đặc biệt yêu quý.
HS chia sẻ...
Người giáo viên mà em yêu quý nhất là cô giáo lớp một của em - cô Chín. Cô là người thầy dạy em viết những nét chữ đầu tiên, cô cầm tay em, giúp em nắn nót từng nét chữ sao cho đúng ô li. Cô hiền và yêu thương chúng em lắm. Hằng ngày chúng em đến lớp cô đã đến lớp rồi. Em rất kính trọng và yêu mến cô.
II. Đọc văn bản
1. Nhận biết: Người kể chuyện ở đây là ai?
- Người kể chuyện ở phần (1) là người họa sĩ.
2. Theo dõi: Sự thay đổi nhân vật người kể chuyện.
- Người kể chuyện ở phần (1) là người họa sĩ, sang đến phần (2) người kể chuyện là An-tư-nai.
3. Theo dõi: Ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật.
- Ngôn ngữ đối thoại của thầy Đuy-sen: gần gũi, thân thiện, khích lệ học trò "Thế nào, các em thích học không, các em sẽ đi học chứ?", "An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?", "Các em cứ gọi thầy là thầy. Các em có muốn xem trường không? Vào đây, đừng ngại gì cả".
- Ngôn ngữ đối thoại của An-tư-nai và những đứa trẻ khác: ngoan ngoãn, lễ phép, hồn nhiên, chân thật "Nếu thím em cho đi thì em sẽ đi", "Chị ấy mồ côi ạ, chị ấy ở với chú thím", "Thưa chú được ạ", "Không, chúng em phải về nhà đây",...
4. Theo dõi: Những chi tiết miêu tả sự quan tâm, chăm sóc các học trò của thầy Đuy-sen.
- Thầy Đuy-sen bế các em nhỏ qua suối vào trời mùa đông "Những lúc ấy, thầy Đuy-sen đã bế các em qua suối".
- Thầy nghĩ ra chuyện vui để học sinh quên đi buồn phiền, bực tức "Thường là thầy nghĩ ra một câu chuyện vui nào đó khiến lũ chúng tôi phá lên cười, quên mất mọi sự".
- Đưa An-tư-nai lên bờ chăm sóc khi cô bé bị chuột rút "Thầy Đuy-sen lẳng tảng đá đi, nhảy ngay lại bên tôi, đỡ tôi lên tay, rồi bế tôi chạy lên bờ và lót chiếc áo choàng đặt tôi ngồi vào đấy. Thầy hết xoa chân đã tím bầm, cứng đờ như gỗ của tôi, lại bóp chặt đôi tay lạnh cóng của tôi trong lòng bàn tay mình, rồi đưa lên miệng hà hơi ấm cho tôi".
- Thầy đoán được An-tư-nai trút lại ki - giắc ở lại trường "An-tư-nai, lần ấy có phải em trút lại ki - giắc ở trường không?".
5. Theo dõi: Suy nghĩ, cảm xúc của An-tư-nai về mọi người, về thầy Đuy-sen.
- Suy nghĩ, cảm xúc của An-tư-nai về bọn nhà giàu thường trú mùa đông trên núi và chỉ xuống làng để xay thóc: An-tư-nai nghĩ rằng đó là những người tồi tệ, ngu dốt "Các người không được nói thầy giáo của chúng tôi như thế, các người ngu lắm, các người tồi lắm".
- Suy nghĩ, cảm xúc của An-tư-nai về thầy Đuy-sen: Thầy là người lạc quan, kiên định, không bị ảnh hưởng vì lời lăng mạ của bọn nhà giàu "Còn thầy Đuy-sen thì dường như không để ý đến những lời lăng mạ đó, coi như không nghe thấy gì hết. Thường là thầy nghĩ ra một câu chuyện vui nào đó khiến lũ chúng tôi phá lên cười, quên mất mọi sự".
6. Hình dung: Hình ảnh thầy Đuy-sen trong kí ức của An-tư-nai.
Thầy Đuy-sen trong kí ức của An-tư-nai là người chịu khó, yêu thương chăm sóc học trò: thầy xếp đá qua dòng nước để bước qua suối cho khỏi ướt chân trong mùa đông giá rét. Thầy chăm sóc An-tư-nai khi cô bé bị chuột rút.
7. Theo dõi: Tình cảm của An-tư-nai và các học trò dành cho thầy Đuy-sen.
- Tất cả học sinh đều yêu quý thầy: "Chắc chắn tất cả đám học sinh chúng tôi đứa nào cũng yêu mến thầy vì tấm lòng nhân từ, vì những ý nghĩ tốt lành, vì những ước mơ của thầy về tương lai chúng tôi".
8. Nhận biết: Người kể chuyện ở phần (4) là ai?
Người kể chuyện ở phần (4) là người họa sĩ.
9. Suy luận: Người kể chuyện băn khoăn, trăn trở về điều gì?
Người kể chuyện băn khoăn lo lắng mình sẽ không thể hoàn thành một bức tranh đẹp dành cho người thầy đầu tiên của làng.
1. Xác định người kể chuyện và ngôi kể trong từng phần của đoạn trích.
- Người kể chuyện ở phần (1) và (4) là người họa sĩ cùng quê với An-tư-nai; người kể chuyện ở phần (2) và (3) là An-tư-nai.
- Truyện kể theo ngôi thứ nhất.
2. Các nhân vật người kể chuyện trong đoạn trích có quan hệ với nhau như thế nào?
- Bà An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va và người họa sĩ trẻ là người cùng quê hương.
3. Qua cuộc trò chuyện giữa các bạn nhỏ và thầy Đuy-sen ở phần (2), em hình dung như thế nào về hoàn cảnh sống của An-tư-nai.
Hoàn cảnh sống của An-tư-nai:
- An-tư-nai là một cô bé mồ côi sống cùng chú và thím "Chị ấy mồ côi ạ, chị ấy ở với chú thím.
- Gia đình cô bé rất nghèo "lấy tay che chỗ gấu váy thủng để hở một mảng đầu gối".
- Cô bé có thể sẽ không được đi học "Nếu thím em cho đi thì em sẽ đi".
4. Em hãy đọc kĩ phần (3) của đoạn trích và trả lời câu hỏi sau:
a. Hình ảnh thầy Đuy-sen hiện lên qua lời kể, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật nào?
Trong phần (3) hình ảnh thầy Đuy-sen hiện lên qua lời kể của nhân vật An-tư-nai.
b. Những chi tiết tiêu biểu nào được nhà văn sử dụng để khắc họa nhân vật thầy Đuy-sen?
Những chi tiết tiêu biểu được nhà văn sử dụng để khắc họa nhân vật thầy Đuy-sen là:
- Ngôn ngữ đối thoại: Gần gũi, nhẹ nhàng, thể hiện sự quan tâm tới An-tư-nai và các em nhỏ "Thế nào, các em thích học không, các em sẽ đi học chứ?", " - Sao thím em lại không cho, thế nào cũng cho chứ. Vậy tên em là gì?", " - An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc ngoan lắm phải không?", " - Dòng suối trong trẻo của thầy", "em thông minh lắm... Ôi ước gì thầy được gửi em ra thành phố lớn."
- Hành động:
+ Một mình sửa nhà kho thành lớp học "Còn trường của các em thì có thể nói là xong đến nơi rồi. Thầy vừa đắp là sưởi ở góc nhà và bắc cả ống khói trên mái, các em nhìn thử xem! Giờ chỉ còn phải trữ củi để sưởi trong mùa đông nữa thôi, nhưng không sao, chung quanh thiếu gì củi khô. Dưới nền nhà ta sẽ trải rơm thật nhiều, thế là có thể bắt đầu học được rồi".
+ Bế các em nhỏ qua suối giữa mùa đông buốt giá "Những lúc ấy, thầy Đuy-sen đã bế các em qua suối".
+ Kiên trì dạy chữ cho học sinh dù hoàn cảnh thiếu thốn, đơn sơ "Tuy ngồi trong nhà, mà mỗi khi thở ra là hơi thở giá bám trắng xóa trên mặt mũi, tay chân, quần áo. Chúng tôi chỉ dám thay phiên nhau đứng cạnh lò sưởi, còn tất cả đành ngồi tại chỗ nghe thầy Đuy-sen giảng bài".
+ Ước mơ học sinh có được tương lai tươi sáng "Ôi, ước gì thầy được gửi em ra thành phố lớn. Em còn sẽ khá hơn biết chừng nào".
c. Khái quát đặc điểm tính cách nhân vật thầy Đuy-sen.
Thầy Đuy-sen là người có mục đích sống cao đẹp, có lòng yêu thương, nhân hậu, vị tha.
5. An-tư-nai đã dành cho thầy Đuy-sen tình cảm như thế nào? Nhờ "người thầy đầu tiên" ấy, cuộc đời An-tư-nai đã thay đổi ra sao?
- An-tư-nai đã dành cho thầy tình cảm yêu quý, kính trọng, biết ơn người thầy đầu tiên của mình.
- Nhờ "người thầy đầu tiên" ấy, An-tư-nai được học chữ, thoát khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu, được lên thành phố sống và học tập, sau này trở thành một viện sĩ nổi tiếng.
6. Ở phần (4), nhân vật người họa sĩ đã có những ý tưởng gì cho bức tranh vẽ thầy Đuy-sen? Em ủng hộ ý tưởng nào của họa sĩ?
- Một số ý tưởng của người họa sĩ:
+ Vẽ hai cây phong của thầy Đuy-sen và An-tư-nai.
+ Vẽ một đứa bé đi chân không da rám nắng. Nó trèo lên cao thật là cao và ngồi lên cành phong, đôi mắt hân hoan nhìn vào cõi xa xăm kì ảo.
+ Vẽ bức tranh thầy Đuy-sen bế trẻ con qua suối và cạnh đấy, trên những con ngựa no nê hung dữ, những con người đần độn, mũ lông cáo đỏ đi qua đang chế giễu ông.
+ Vẽ người thầy giáo tiễn An-tư-nai lên tỉnh.
- Em ủng hộ ý tưởng vẽ hai cây phong của thầy Đuy-sen và An-tư-nai bởi đó sẽ là bức tranh khắc họa kỉ niệm thời thơ ấu của An-tư-nai và thầy Đuy-sen ở quê hương.
7. Theo em, cách nhà văn thay đổi kiểu người kể chuyện ở các phần trong đoạn trích có tác dụng gì?
- Người kể chuyện là họa sĩ giúp tái hiện câu chuyện về tình thầy trò từ điểm nhìn khách quan, đồng thời bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật về câu chuyện.
- Người kể chuyện là An-tư-nai giúp thể hiện được một cách sâu sắc những suy nghĩ, tình cảm và tâm trạng của nhân vật về người thầy của mình.
=> Việc thay đổi kiểu người kể chuyện ở các phần trong đoạn trích khiến nội dung câu chuyện được nhìn dưới nhiều góc độ, trở nên phong phú và hấp dẫn hơn.
Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) kể lại nội dung của phần (1) hoặc phần (4) văn bản "Người thầy đầu tiên" bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.
Người họa sĩ mở tung cửa sổ cho gió mắt và ánh bình minh vào phòng. Trong ánh sáng đó, anh đang ngắm kĩ những bản nghiên cứu phác thảo của bức tranh vừa mới khởi công. Nhưng bản phác nào thảo anh cũng thấy bức tranh của mình mới chỉ là một ý đồ. Anh có nhiều ý tưởng về tác phẩm đang dang dở dành cho "Người thầy đầu tiên" trong làng nhưng vẫn cảm thấy băn khoăn lo lắng. Cuối cùng người họa sĩ muốn vẽ một bức tranh sao cho bức tranh ấy giống hệt như tiếng gọi của thầy Đuy-sen mà đến nay An-tư-nai vẫn còn nghe vẳng lại, dội trong lòng người.
Đoạn trích Người thầy đầu tiên đã khắc họa thành công hình ảnh thầy Đuy-sen với tấm lòng nhân hậu và trái tim cao cả. Đồng thời, ta cũng cảm nhận được vẻ đẹp phẩm chất của An-tư-nai khi luôn kiên cường, vượt lên số phận. Không biết em có ấn tượng như thế nào về hai nhân vật này? Hãy chia sẻ với thầy cô và bạn bè của mình nhé.
Các bài soạn văn mẫu lớp 7 khác:
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 72, Ngữ văn lớp 7, Kết nối tri thức với cuộc sống
- Soạn bài Quê hương (Tế Hanh), Ngữ văn lớp 7, Kết nối tri thức với cuộc sống