I. Kiến thức cơ bản
Câu 1:
Chuyện kể về người hoạ sĩ già, cô gái và anh thanh niên trong giây phút chia tay sau cuộc gặp gỡ tình cờ.
Câu 2:
Người kể không phải là một trong ba nhân vât. Chuyện được kể bằng ngôi thứ ba (anh thanh niên - anh; cô kĩ sư - cô gái - cô; nhà hoạ sĩ - người hoạ sĩ già); nếu người kể là một trong ba nhân vật thì nhân xưng phải là tên một trong ba người này hoặc là xưng "tôi".
Các nhân vật là những đối tượng được kể lại từ một người khác, không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện nhưng biết tất cả, chứng kiến tất cả. Cần phân biệt giữa người kể chuyện và tác giả, ngay cả khi chuyện được kể theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng "tôi".
Câu 3:
Những câu "Những giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ" ; "Những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp lại được nữa, hay nhìn ta như vậy" là nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh. Nhận xét thứ hai, người kể chuyện như nhập vào anh thanh niên để nói hộ suy nghĩ và tinh cảm của anh nhưng vẫn là câu trần thuật của người kể chuyện. Câu nói đó không chi nói hộ anh thanh niên mà còn là tiếng lòng của nhiều người trong hoàn cảnh, tình huống của anh thanh niên. Nếu là tiếng nói trực tiếp của anh thanh niên thì tính khái quát sẽ bị hạn chế rất nhiều.
Câu 4:
Người kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất cả mọi việc, mọi người, mọi hoạt động, mọi tâm tư tình cảm của nhân vật. Ta thấy điều này vì người kể chuyện vừa kể, vừa tả, vừa nói hộ các suy nghĩ, cảm xúc của các nhân vật.
II. Luyện tập
Câu 1:
Trong đoạn trích này, người kể chuyện trực tiếp xuất hiện, xưng "tôi" đồng thời là nhân vật - cậu bé. Như vậy, câu chuyện là do nhân vật này chứng kiến, trải nghiệm và kể lại.
Cho nên, "tôi" chỉ kể những gì "tôi" chứng kiến, "tôi" biết; không giống kể theo ngôi thứ ba, người kể có mặt khắp nơi, chứng kiến mọi chuyện, biết tất cả, thâm nhập cả vào nội tâm nhân vật để kể lại.
Kể theo ngôi thứ nhất - "tôi":
- Ưu điểm: người kể có điều kiện tự giãi bày sâu sắc hơn nhưng lại hạn chế hơn kể theo ngôi thứ ba trong việc kể lại các đối tượng khác.
- Hạn chế: Giọng kể chủ yếu là của "tôi" cho nên dễ rơi vào đơn điệu, không tạo ra được sự linh hoạt, đa dạng trong giọng kể như truyện kể theo ngôi thứ ba.
Câu 2:
Có thể lựa chọn một trong ba nhân vật (người hoạ sĩ già, cô gái hoặc anh thanh niên) để làm người kể chuyện. Lưu ý: việc chọn ai là người kể chuyện có ảnh hưởng đến cách nhìn, quan sát và sự thể hiện tình cảm, thái độ trong lời kể. Chẳng hạn, nếu chọn kể theo điểm nhìn của cô gái thì những lời như: "Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư nhếch mép, mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi." sẽ phải thay đổi. Có thể viết: Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để tôi khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho tôi. Nhưng không thể viết: "Tôi nhếch mép, mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.", vì "tôi" chỉ có thể cảm thấy mặt mình đỏ ửng chứ không thể nhìn thấy mặt "tôi" đỏ ửng để miêu tả như nhìn từ bên ngoài vào như thế.
- Soạn bài Ánh trăng
- Soạn bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
I. Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự.
a. Đoạn trích kể về phút chia tay giữa người họa sĩ già, cô gái và anh thanh niên.
b. Người kể về phút chia tay đó không xuất hiện, không phải là một trong ba nhân vật đã nói tới. Trong đoạn văn ta thấy các nhân vật đều trở thành đối tượng miêu tả một cách khách quan: “Anh thanh niên vừa vào, kêu lêm”, “Cô kĩ sư mặt đỏ ửng”; “bỗng nhà họa sĩ già quay lại”,... Nếu người kể là một trong ba nhân vật trên thì ngôi kể và lời văn phải thay đổi. Hoặc là xưng “tôi”, hoặc là xưng tên một trong ba nhân vật đó để kể lại chuyện. Như thế người kể chuyện ở đây là vô nhân xưng, không xuất hiện trong câu chuyện.
c. Những “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”, “những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy”,… chính là nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta. Câu nhận xét thứ hai, người kể chuyện như nhập vào nhân vật anh thanh niên để nói hộ suy nghĩ và tình cảm của anh ta, nhưng vẫn là câu trần thuật của người kể chuyện. Câu nói đó vang lên không chỉ nói hộ anh thanh niên mà là tiếng lòng của rất nhiều người trong tình huống đó.
d. Người kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất cả mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật. Ta nhận thấy điều này vì người kể chuyện vừa kể, vừa tả, vừa nói hộ các suy nghĩ, cảm xúc của các nhân vật.
II. Luyện tập
a. So sánh đoạn văn trong Lặng lẽ Sa Pa, đoạn văn trích trong Trong lòng mẹ có những điểm khác sau:
- Người kể chuyện trong đoạn văn của Nguyên Hồng là nhân vật “tôi” (ngôi thứ nhất) – chú bé – trong cuộc gặp gỡ cảm động với mẹ mình sau những ngày xa cách.
- Ưu điểm và hạn chế của ngôi kể này:
+ Ngôi kể này giúp cho người kể dễ đi sâu vào tâm tư tình cảm, miêu tả được những diễn biến tâm lí tinh vi, phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật “tôi”.
+ Ngôi kể này có hạn chế trong việc miêu tả bao quát các đối tượng khách quan, sinh động, khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều, do đó dễ gây nên sự đơn điệu trong giọng văn trần thuật.
b. Chọn cách kể là một trong ba nhân vật của đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa. Lưu ý: Chọn nhân vật nào làm nhân vật “tôi” đứng ra kể thì mọi sự việc, con người phải phù hợp với cái nhìn của nhân vật đó.
Các em tham khảo bài văn sau:
Đó không phải lần đầu tiên tôi rời Hà Nội - quãng đời học sinh, sinh viên của tôi đã ghi dấu bao lần đến với Huế, Quảng Trị, Bắc Kạn, Thái Nguyên,... - nhưng lần này đến Lai Châu, tôi có cảm giác thật lạ. Tôi mới ra trường, đây là chuyến đi nhận công tác của tôi. Bước qua cuộc đời học trò chật hẹp để bước vào cuộc sống mới khiến tôi không khỏi ngỡ ngàng. Trên chặng đường từ Hà Nội lên Lai Châu, tôi đã được quen biết những con người thuộc những thế hệ khác nhau. Họ đã khiến tôi thấy cuộc sống này rộng lớn và đẹp đẽ biết mấy. Đặc biệt là quãng đường tôi đến Sa Pa. Sa Pa, nghe cái tên người ta đã muốn nghỉ ngơi nhưng ở đó có những con người làm việc hăng say, họ nguyện hi sinh tuổi thanh xuân của mình cho đất nước. Họ để lại ấn tượng đẹp trong lòng tôi cũng như bất kì ai đặt chân lên mảnh đất này.
"Chỉ vài cây số nữa là tới Sa Pa" - bác lái xe nói vậy. Tôi bắt đầu háo hức, tò mò, mắt nhìn xa ngoài cửa kính một cách lặng lẽ mà say mê.
Sau cuộc nói chuyện, giao lưu vui vẻ giữa tôi - bác lái xe - bác hoạ sĩ già thì mọi người bỗng nín bặt, vì cảnh trước mắt bỗng hiện lên đẹp một cách kỳ lạ... Nắng bây giờ bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng, những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thinh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe...
Giữa lúc đó, bác lái xe cho dừng xe để mọi người nghỉ ngơi. Riêng với tôi và bác hoạ sĩ, ông quay sang nói một cách bí hiểm: sẽ giới thiệu cho chúng tôi một trong những người "cô độc nhất thế gian". Bác lái xe này thật vui tính khi đặt cho người đó cái tên như vậy. Bác lại còn khẳng định với bác hoạ sĩ - một người say mê nghệ thuật rằng: "Thế nào bác cũng thích vẽ hắn". Không hiểu sao nói đến đây, bác lái xe lại liếc nhìn tôi, khiến cho tôi bất giác đỏ mặt. Cái nhìn đó có lẽ là có hàm ý sâu xa.
Theo lời bác lái xe thì đó là một anh chàng hai mươi bảy tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m. Khi mới lên nhận việc, chưa quen với không khí toàn rừng và cây ở đây nên anh ta thèm người'", đến mức chắn ngang khúc gỗ ngang đường để kiếm cớ có người nói chuyện.
- Kia, anh ta kia! - Bác lái xe chỉ.
Tôi và ông hoạ sĩ già thực sự xúc động và vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy trước mắt chúng tôi là người con trai tầm vóc nhỏ bé, nét mặt rạng rỡ từ trên sườn núi trước mặt chạy lại chỗ xe đỗ.
Người con trai đưa cho bác lái xe một gói nhỏ - củ tam thất - một thứ cây của vùng núi. Còn bác lái xe thì trao cho anh quyển sách. Hai người nói với nhau điều gì đó, bác lái xe thì rạng rỡ cười còn anh thanh niên kia cũng mừng quýnh. Tôi có cảm giác hành động đó của hai người không đơn thuần chi là tình cảm giữa hai người quen biết mà là tình cảm của những người trong gia đình. Thì ra, vợ bác lái xe mới ốm dậy, anh chàng kia gửi biếu ít tam thất "của nhà trồng được" còn bác lái xe gửi sách mua giúp anh ta đọc cho đờ buồn và đỡ nhớ cuộc sống bình thường!
Đứng một lát, bác lái xe dắt tay người thanh niên lại chỗ ông hoạ sĩ và tôi để giới thiệu. Anh mời chúng tôi lên thăm ngôi nhà nơi anh ở. Sau đó, cùng như bao chàng thanh niên khác anh đỏ mặt, luống cuống rồi xin về nhà trước. Không chỉ riêng tôi, bác hoạ sĩ hay bất kỳ ai cũng sẽ nghĩ rằng anh chạy về trước để dọn dẹp nhà cửa, hay gấp chăn màn vì... thanh niên mà! Đã vậy lại ở một mình nên khó tránh khỏi điều khó nói ấy.
Nhưng thật bất ngờ! Tôi nhận thấy vẻ ngạc nhiên của bác hoạ sĩ khi bước lên bậc thang bằng đất thấy người con trai đang hái hoa. Còn tôi chi "ồ" lên một tiếng. Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên lại gập hoa đơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong... ngay lúc dưới kia là mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mất cả e lệ, tôi chạy đến bên người con trai đang cắt hoa. Anh rất tự nhiên như với một người bạn đã quen trao bó hoa đã cắt cho tôi, và cũng rất tự nhiên, tôi đỡ lấy.
Tôi cắt thêm mấy cành nữa. Rồi cô muốn lấy bao nhiêu nữa, tuỳ ý. Cô cứ cắt một bó rõ to vào. Có thể cắt hết nếu cô thích. Tôi không biết kỷ niệm thế nào cho thật long trọng ngày hôm nay. Bác và cô là đoàn khách thứ hai đến thăm nhà tôi từ Tết, và cô là cô gái thứ nhất từ Hà Nội lên tới nhà tôi từ bốn năm nay.
Người con trai nói to những điều đáng ra người ta chỉ nghĩ. Cũng là những điều người ta ít nghĩ. Việc ấy làm cho tôi và bác hoạ sĩ cảm động và cuốn hút ngay. Tôi ôm bó hoa vào ngực, bạo dạn nhìn thẳng vào mặt anh. Anh thanh niên bắt gặp cái nhìn đó, phủi vội giọt mồ hôi trên sống mũi mỉm cười, hạ giọng hỏi:
- Cũng đoàn viên, phỏng?
- Vâng - Tôi nói.
- Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa - Người con trai bất chợt quyết định Bác lái xe chỉ cho ba mươi phút thôi. Hết năm phút rồi. Cháu nói qua công việc của cháu, năm phút. Còn hai mươi phút, mời bác và cô vào nhà uống chè, cho cháu nghe chuyện. Cháu thèm nghe chuyện dưới xuôi lắm...
Anh bắt đầu kể về công việc của mình. Rằng công việc của anh là đo gió. đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động địa cầu để dự báo thời tiết. Rồi cả những khó khăn, trở ngại: những đêm mưa bão, bão tuyết, trời nắng, mưa. Nhưng anh vẫn làm việc rất nghiêm túc đến từng giờ, từng phút. Bởi có lẽ anh hiểu được công việc của anh quan trọng như thế nào...
Tôi vẫn đứng đó, ôm bó hoa và lắng tai nghe. Anh bỗng dừng lại. Trời! Mười phút sao mà trôi nhanh quá!
- Anh nói nữa đi - Bác hoạ sĩ giục.
- Báo cáo hết! - Người con trai vụt trở lại giọng vui vẻ.
- Còn hai mươi phút nữa thôi. Bác và cô vào nhà. Chè đã ngấm rồi dấy.
Thì giờ ngắn ngủi còn lại thúc giục chính chúng tôi. Chúng tôi bước vào căn nhà ba gian sạch sẽ và gọn gàng.
Bác hoạ sĩ hứa sẽ quay trở lại và kể anh nghe chuyện dưới xuôi.
Bác vừa nhâm nhi chén chè và nghe anh giải thích cụm từ "cô độc nhất thế gian". Rằng còn có người cô độc hơn anh. Đó Là anh bạn trên trạm đỉnh Phan xi păng ba trăm một trăm bốn mươi hai mét kia còn một mình hơn anh.
Tôi đang đọc cuốn sách trên bàn của anh và vẫn lắng tai nghe hai bác cháu họ nói chuyện.
Càng nói chuyện với chàng trai bác hoạ sĩ càng có vẻ thích thú. Bác đề nghị vẽ anh. Nhưng anh từ chối. Bởi theo anh - anh không phải là người đáng để vẽ. Anh khiêm tốn giới thiệu người khác. Đó là ông kỹ sư ở vườn rau dưới Sa Pa. Nhưng cũng may bằng mấy nét, hoạ sĩ đã ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên.
Người thanh niên này làm tôi và bác hoạ sĩ suy nghĩ nhiều quá. Những điều cùng nghe cộng với những điều tôi khám phá thấy trên trang sách đang đọc giở làm cho tôi bàng hoàng. Có phải vì ánh sáng trong quyến sách rọi sang làm tôi hiểu thêm về cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt vời của người thanh niên, về cái thế giới những con người như anh mà anh kể, về con đường tôi đi tới?
Không phải chỉ vì bó hoa rất to sẽ đi theo tôi trong chuyến thứ nhất ra đời mà vì một bó hoa khác, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm tôi. Tôi không muốn những khoảnh khắc này trôi đi vô nghĩa trong đời mình. Tôi mong muốn để lại điều gì thật ý nghĩa nơi này... Tôi khẽ mở khoá chiếc xắc nhỏ bên mình...
Và thế là chì còn năm phút nữa.
Bác hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Tôi cũng đứng lên đi ra chỗ bác.
- Ô! Cô quên chiếc mùi xoa đây này!
Anh thanh niên vừa vào kêu lên, anh lấy chiếc khăn tay vo tròn cả; giữa cuốn sách tới trả cho tôi. Cái món quà mà tôi cho là một chút cỏn con, dịu dàng nhưng... Tôi cúi đầu ngượng ngùng không nhìn thẳng vào anh nhận lại chiếc khăn và quay đi.
Bác hoạ sĩ và anh lưu luyến rồi hẹn ngày gặp lại. Còn tôi - tôi chìa tay cho anh nắm, cần trọng rõ ràng như người ta cho nhau cái gì chứ không phải cái bắt tay. Tôi nhìn anh, cái nhìn như mãi mãi không bao giờ gặp lại.
- Chào anh.
Tôi không biết cảm giác lúc đó là gì nữa. Điều cuối cùng anh dành sự quan tâm cho moi người đó là anh ấn cái làn vào tay bác hoạ sĩ rồi nói là để cho mọi người ăn trưa.
Chúng tôi ra về, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực làm cho bó hoa càng rực thêm làm cho tôi cảm thấy mình rực rỡ theo.
Chuyến đi này là một chuyến đi thật khó quên trong đời tôi. Tôi đã gặp được những con người thật đẹp, thật cao cả. Họ làm cho tôi thấy yêu đời hơn, thấy tự tin với công việc của mình hơn và anh thanh niên để lại ấn tượng sâu đậm về một thế hệ trẻ như tôi - anh đã cống hiến hết mình cho phong trào ba sẵn sàng. Anh sống bên cái vẻ bề ngoài "lặng lẽ" nhưng bên trong thì rạo rực của vùng đất dấu yêu, thơ mộng này.
Cảnh ngày xuân là bài học nổi bật trong Bài 6 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 9, học sinh cần Soạn bài Cảnh ngày xuân, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.