* Hướng dẫn giải:
I. HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Câu 1. Sự biểu hiện tình quê hương ở bài thơ này có gì độc đáo?
Các em có thể tìm ra sự độc đáo ấy qua việc so sánh với bài Tĩnh dạ tứ:
- Tĩnh dạ tứ: ở nơi xa nhà, nhìn trăng sáng mà nhớ quê.
- Hồi hương ngẫu thư: cả đời xa nhà, nay về quê hương, một nỗi buồn đau dâng lên khi "bị" xem như "khách". Tình quê hương được bộc lộ ở phép đối trong câu (2 câu đầu) và kịch tính (2 câu cuối).
Câu 2. Phép đối trong câu ở hai câu đầu và tác dụng của nó.
Còn gọi là tiểu đối, tự đối được biểu hiện như sau:
Thiếu tiểu li gia / lão đại hội
Hương âm tô cải / mấn mao tồi
Vì là thơ thất ngôn nên số chữ của hai vế đối nhau trong câu không bằng nhau (413); tuy vậy xét về mặt từ loại và cú pháp, vẫn có thể đối rất chỉnh cả về ý lẫn lời ở câu đầu); ở câu thứ hai, một bộ phận đối chỉnh cả ý lẫn lời (hương âm / mấn mao), một bộ phận tuy đổi không thật chỉnh về lời sống vẫn rất chính về ý (vô cải: không đổi / tồi: thay đổi) và chức năng ngữ pháp của "vô cải" và "tồi" đều là vị ngữ trong câu.
Nhờ phép đối, câu 1 đã làm nổi bật sự thay đổi về vóc dáng, về tuổi tác của một con người cả đời xa quê, bước đầu hé lộ tình cảm quê hương của nhà thơ, để rồi tiếp đó, ở câu 2 trong sự đối lập giữa tóc mai đã rụng với giọng quê không đổi, đã nói lên sâu sắc tình quê hương ấy là bền vững, đời đời không phai.
Câu 3. Xác định phương thức biểu đạt ở hai câu thơ
- Câu 1 là câu kể, phương thức biểu đạt là tự cự, nhưng vẫn có yếu tố biểu cảm, vì vậy phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm qua tự sự.
- Câu 2 là câu tả, phương thức biểu đạt là miêu tả, nhưng vẫn có yếu tố biểu cảm, vì vậy phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm qua miêu tả.
Câu 4. Sự biểu hiện của tình quê hương ở hai câu trên là hai câu dưới có gì khác nhau về giọng điệu?
- Giọng điệu ở hai câu trên là giọng điệu kể và tả bình thường để bộc lộ tình cảm của một người cả đời xa nhà này mới trở về quê hương.
- Giọng điệu ở hai câu dưới là giọng điệu bi hài thấp thoáng ẩn hiện sau những lời tường thuật khách quan, trầm, tĩnh chứa đựng một nỗi buồn đau ngậm ngùi của nhà thơ khi gặp "bi kịch" ngay phút đầu tiên về đến quê nhà:
+ Chỉ có nhị đồng ra đón (vì bạn cùng trang lứa nay chắc không còn ai !).
+ Các em đón nhà thơ bằng tiếng cười, câu hỏi hồn nhiên, thơ ngây với lòng hiếu khách càng làm cho nỗi lòng tác giả thêm tan nát. Bởi vì trở về nơi chôn nhau cắt rốn mà lại "bị" xem như "khách" ! Không chỉ nhà thơ ngậm ngùi, đau xót mà người đọc chúng ta cũng đồng cảm sâu sắc trước cảnh ngộ đây "trớ trêu" ấy.
II. LUYỆN TẬP
Để làm được bài này, các em cần đọc lại thật kỹ bản dịch nghĩa bài thơ vận dụng những điều đã cảm nhận được qua việc học tác phẩm để tiến hành so sánh hai bản dịch thơ.
-------------------------HẾT--------------------------
Trong chương trình học Ngữ Văn 7 phần Nhân ngày 20/11, em hãy kể lại kỉ niệm sâu sắc với thầy (cô) giáo cũ là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.
Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Soạn bài Thành ngữ nhằm chuẩn bị cho bài học này.