Soạn bài Nếu mai em về Chiêm Hóa
* Gợi ý trả lời câu hỏi phần chuẩn bị:
- Mai Liễu, tên thật là Ma Văn Liễu (1949-2020), là người dân tộc Tày.
- Quê: xã Công Đa, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
- Ông đã từng công tác tại Đài truyền hình tỉnh Tuyên Quang, giữ nhiều chức vụ như: Tổng biên tập báo Tân Trào, Phó chủ tịch Thường trực Hội Nhà văn Tuyên Quang,...
- Các tác phẩm của ông thường mang đậm dấu ấn của người miền núi, khắc họa cuộc sống, thiên nhiên và tình cảm con người vùng núi phía Bắc của đất nước.
- Cảnh sắc thiên nhiên vùng núi phía Bắc nước ta vào mùa xuân tràn đầy mơ mộng:
+ Những bông hoa mai, hoa mận nở trắng rừng ẩn hiện trong làn sương mù mênh mông.
+ Ngày có nắng, ánh nắng chan hòa ấm áp trải khắp núi đồi hùng vĩ.
- Con người miền núi vào ngày xuân:
+ Diện những bộ quần áo sặc sỡ đi chơi hội.
+ Ngày hội có rất nhiều trò chơi thú vị như đánh pao, ném còn,...
- Phong cảnh thiên nhiên và con người ở vùng núi phía Bắc nước ta vào mùa xuân cực kì đặc sắc, độc đáo, mang đậm dấu ấn của địa phương không nơi đâu có được.
* Gợi ý trả lời câu hỏi phần đọc hiểu:
- "mưa tơ rét lộc", "Sông Gâm đôi bờ cát trắng", núi xanh ngút ngàn.
- Biện pháp tu từ nhân hóa:
+ "Đá ngồi dưới bến trông nhau".
+ "Non Thần hình như trẻ lại".
- "Cô gái Dao nào cũng đẹp", cổ tay rung rinh, "mơn mởn ngực đầy".
- "Con gái bản Tày duyên quá", màu áo chàm, hương thơm, "nụ cười môi mọng".
- Dòng thơ được điệp lại trong khổ cuối là: "Nếu mai em về Chiêm Hóa".
* Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
- Bố cục bài thơ gồm 3 phần:
+ Phần 1: Khổ 1, 2 - Cảnh sắc thiên nhiên vùng đất Chiêm Hóa.
+ Phần 2: Khổ 3, 4 - Người con gái Chiêm Hóa xinh đẹp, duyên dáng.
+ Phần 3: Khổ 5 - Ngày hội xuân gặp gỡ, hò hẹn.
- Mạch cảm xúc của bài thơ: Nỗi nhớ về cảnh sắc thiên nhiên, con người và lễ hội ở Chiêm Hóa ngày xuân.
* Hình ảnh thiên nhiên:
- Màu sắc: màu "trắng" của cát, màu "xanh" của rừng cây - Thiên nhiên phong phú, hùng vĩ vừa có sông suối vừa có núi rừng.
- Sức sống: "mưa tơ rét lộc", "đá" "ngồi trông nhau", "Non Thần hình như trẻ lại" - Vào mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc, tươi vui, sáng bừng sức sống.
* Hình ảnh con người:
- Người con gái Chiêm Hóa:
+ "Cô gái Dao nào cũng đẹp", "Vòng bạc rung rinh cổ tay" , "mơn mởn ngực đầy".
+ "Con gái bản Tày duyên quá", màu áo chàm, hương thơm, "nụ cười môi mọng".
- Hình dáng người con gái ở Chiêm Hóa đều xinh đẹp, duyên dáng, có đầy đủ hương và sắc, nổi bật trong trang phục truyền thống khiến cho thiên nhiên cũng mải ngắm nhìn mà "lạc đường".
- Hoạt động:
+ "Tìm nhau".
+ Đi hội "lùng tùng", chơi ném còn.
- Miêu tả những hoạt động vui chơi hấp dẫn, cảnh hò hẹn của con người miền núi.
- Biện pháp tu từ nhân hóa ở khổ hai:
+ "Đá ngồi dưới bến trông nhau".
+ "Non Thần hình như trẻ lại".
- Thiên nhiên như cũng đang trẻ lại, vui vẻ, hò hẹn nhau trong mùa xuân.
- Biện pháp tu từ nhân hóa ở khổ bốn: "Mùa xuân e cũng lạc đường" - Ca ngợi nụ cười, vẻ đẹp của người con gái khiến cho thiên nhiên cũng phải ngẩn ngơ, say đắm.
- Từ đồng nghĩa với "về": trở lại, đi, tới, quay lại,...
- Nên chọn từ "về" vì nó thể hiện niềm khao khát, ước mong được quay trở lại một vùng đất mà mình đã gắn bó, quen thuộc.
- Bài thơ thể hiện nỗi nhớ quê hương, nhớ người con gái xinh đẹp, phong tục tập quán. Niềm tự hào về vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên và con người, cuộc sống đậm đà bản sắc của quê hương.
- Quê hương em ở Quảng Ninh, em sẽ chia sẻ những hình ảnh, chi tiết như:
+ Thiên nhiên: Vịnh Hạ Long quanh năm nước biếc, núi Bài Thơ vẫn đứng vững ngàn năm, núi cao rồi lại đến biển rộng,...
+ Con người: Người thợ mỏ cần mẫn tìm vàng đen, người ngư dân chăm chỉ đi đánh cá, nụ cười thân thiện luôn nở trên môi,...
- Em chọn những chi tiết, hình ảnh này vì nó đều là những dấu ấn đặc trưng riêng biệt của quê hương em.
- Quê hương em ở Sơn La, em sẽ chia sẻ những hình ảnh, chi tiết như:
+ Thiên nhiên: Mỗi buổi sớm mây mù trên đỉnh núi, hoa mận nở trắng cả đồi xanh, thời tiết mát mẻ quanh năm,...
+ Con người: Người dân chăm chỉ, lao động kiếm sống, biết cách khai thác vẻ đẹp quê hương để làm du lịch,...
- Em chọn những chi tiết, hình ảnh này vì đó là những điều đẹp nhất của thiên nhiên và con người quê em.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
"Nếu mai em về Chiêm Hóa" là tác phẩm cực kì đặc sắc của nhà thơ dân tộc Tày Mai Liễu. Bài thơ đã nêu bật lên những vẻ đẹp của quê hương ông. Mời em xem thêm những bài soạn khác có trên trang web Taimienphi.vn như: Soạn bài Nắng mới; Soạn bài Chuỗi hạt cườm màu xám.