Soạn bài Mùa xuân của tôi

SOẠN BÀI MÙA XUÂN CỦA TÔI

VŨ BẰNG

I. HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

Cần đọc kĩ chú thích (*) để biết hoàn cảnh sáng tác bài tùy bút này của tác giả. Sau đó đọc chậm nhiều lần bài văn để cho tình yêu mùa xuân của nhà văn thấm dần vào lòng mình, từ đó mà cảm nhận được vẻ đẹp riêng của mùa xuân Hà Nội.

1. Bài viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc qua nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê đang sống ở Sài Gòn, trong vùng kiểm soát của Mỹ - ngụy khi đất nước còn bị chia cắt.

2. Bài văn có thể chia làm 3 đoạn như sau:
- Đoạn mở đầu: từ đầu đến "mê luyến mùa xuân": tình cảm của con người với mùa xuân là một quy luật tất yếu, tự nhiên.
- Đoạn hai: từ "Tôi yêu sông xanh" đến "mở hội liên hoan": cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đất trời và lòng người.
- Đoạn ba: từ "Đẹp quá đi" đến hết: cảnh sắc riêng của đất trời mùa xuân từ khoảng sau ngày rằm tháng giêng.

3. Phân tích đoạn 2
a) Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả thật tinh tế bằng những chi tiết tiêu biểu mang nét đẹp riêng: "mùa xuân Có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của Cô gái đẹp như thơ mộng..." Không khí mùa xuân còn được hiện lên trong khung cảnh gia đình với bàn thờ, đèn nến, nhang trầm... và tình cảm gia đình yêu thương, thắm thiết.
b) Sức sống của thiên nhiên và con người trong mùa xuân cũng được nói lên bằng nhiều hình ảnh gợi cảm và so sánh cụ thể: nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối phải trôi ra thành những cái lá nhỏ li ti. Mùa xuân đến làm cho "tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá". Mùa xuân gọi dậy nỗi thèm khát yêu thương thực sự trong lòng tác giả, đến mức "ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà lại cũng thấy yêu thương nữa".
c) Tất cả được nói lên bằng một giọng điệu vừa sôi nổi vừa tha thiết, với một ngôn ngữ mềm mại, trau chuốt, giàu chất trữ tình đã góp phần quan trọng tạo nên sức truyền cảm của đoạn văn (các em chứng minh qua đoạn 2).

4. Phân tích đoạn 3
a) Ở đoạn này, nhà văn đã phát hiện và đem đến cho người đọc một vẻ đẹp đặc biệt của mùa xuân trong thời điểm từ sau ngày rằm tháng giêng. Đó là lúc "Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, có không mướt xanh như cuối đông đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác". Và "mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn", bầu trời cũng xanh tươi, trong sáng hơn.
b) Miêu tả sự thay đổi, chuyển biến của cảnh sắc và không khí mùa xuân vào thời điểm ấy, tác giả đã thể hiện sự tinh tế, nhạy cảm trước thiên nhiên của mình. Có thể thấy điều đó qua những hình ảnh, chi tiết miêu tả đặc sắc trong đoạn văn mà hình ảnh so sánh sau đây là một ví dụ tiêu biểu: "Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột".
5. Bốn câu trả lời trên đây đã gợi ra nhiều điều để các em có thể nêu 2 nhân của mình về cảnh sắc mùa xuân miền Bắc qua bài tùy bút này. Các em tổng hợp và khái quát lại thành những cảm nhận riêng của bản thân mình.

II. LUYỆN TẬP
Các em tự làm 3 bài tập theo yêu cầu và hướng dẫn của SGK. Riêng bài tập 3, các em cần học tập cách viết của các nhà văn trong các bài văn, đoạn văn biểu cảm đã học để viết đoạn văn này có cảm xúc và có tác dụng biểu cảm thực sự đối với người đọc.

--------------------HẾT------------------------

Như vậy chúng tôi đã gợi ý Soạn bài Mùa xuân của tôi bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Soạn bài Luyện tập sử dụng từ và cùng với phần Soạn bài Sài Gòn tôi yêu để học tốt môn Ngữ Văn lớp 7 hơn.

Đến với phần soạn bài Mùa xuân của tôi, chúng ta sẽ được cảm nhận cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân đặc trưng ở miền Bắc với sự giao hòa của đất trời, vẻ đẹp của vạn vật, cây cối, của những cơn mưa phùn, sự ấm cúng đoàn tụ gia đình và thấy được tình cảm nhớ thương tha thiết, sự am hiểu phong tục tập quán của tác giả đối với quê hương xứ sở.
Thơ hay về Mùa Xuân hay
Soạn bài tập đọc Mùa xuân đến, Tiếng Việt lớp 2
Cảm nhận và suy ngẫm của em về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
Soạn Tiếng Việt lớp 2 - Chuyện bốn mùa, tập đọc và chính tả
Soạn bài Đồng dao mùa xuân (Nguyễn Khoa Điềm), Ngữ văn lớp 7, Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ, Ngữ văn lớp 9

ĐỌC NHIỀU