I. HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con nhưng tác giả lại lấy nhan đề là "Mẹ tôi". Vì sao vậy?
Gợi ý: Tìm hiểu xem nội dung bức thư đề cập đến chuyện xảy ra giữa bố - con hay giữa mẹ - con? Mục đích bức thư nhằm nói về bản thân mình (người bố) hay về người mẹ của En-ri-cô? Bức thư nhấn mạnh, đề cao vai trò của người nào đối với đứa con trong gia đình? Từ đó, có thể thấy người bố viết bức thư chính là để giáo dục đứa con có thái độ lễ độ và tình cảm kính yêu, biết ơn đối với người mẹ.
2. Câu này không có gì khó, các em có thể tự trả lời được: đó là thái độ tức giận, kiên quyết và nghiêm khắc của người bố. Các em tìm những chi tiết trong bức thư để chứng minh và trao đổi với nhau về lí do đã khiến ông có thái độ ấy (vì En-ri-cô đã thiếu lễ độ với mẹ trước mặt cô giáo, đã xúc phạm mẹ làm ông vô cùng đau xót: "sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy!", vv...)
3. Mẹ của En-ri-cô là một người mẹ hết lòng thương yêu con: thức suốt đêm để chăm sóc bệnh tình cho con trong nỗi lo sợ có thể mất con; có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con! Một người mẹ như vậy thì đứa con nào xúc phạm sẽ là một lỗi lầm không thể tha thứ được ("Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư? (...) Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình" - Những câu văn ấy càng tô đậm và đề cao hình ảnh người mẹ của En-ri-cô).
4. Điều gì đã khiến En-ri-cô "xúc động vô cùng”.khi đọc thư của bộ? Câu hỏi đưa ra 5 cách trả lời. Các em có thể trao đổi và lựa chọn. Dưới đây gợi ý 3 cách:
a) Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô.
c) Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố.
d) Vì những lời nói chân tình và sâu sắc của bố.
5*. Tại sao người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại biết thư? Câu này khó, các em nên trao đổi với nhau để tìm cách trả lời cho hợp lí (có thể có nhiều cách trả lời khác nhau). Có thể xuất phát từ gợi ý sau: khi nào thì người ta nói trực tiếp với nhau và khi nào thì người ta phải viết thư để trao đổi với nhau? Từ đó có thể thấy: tình cảm sâu sắc thường tế nhị và kín đáo, nhiều khi không nói trực tiếp được; viết thư tức là chỉ nói riêng cho người mắc lỗi biết, vừa giữ được sự kín đáo, tế nhị, vừa không làm người mắc lỗi mất đi lòng tự trọng. Đây chính là bài học về cách ứng xử trong cuộc sống gia đình cũng như trong nhà trường và xã hội. Thử hỏi, trong trường hợp này (khi người bố rất tức giận và đau xót) mà người bố lại trực tiếp nói với đứa con phạm lỗi (hoặc măng mỏ nó ngay trước mặt người mẹ mà nó đã xúc phạm) thì sự thể sẽ ra sao và tác dụng giáo dục sẽ như thế nào? Cho nên, ở đây, viết thư là cách thức tối ưu để trò chuyện và để giáo dục đứa con.
6. Ghi nhớ: Học thuộc câu nói của A-mi-xi trong phần Ghi nhớ của SGK.
II. LUYỆN TẬP
1. Đó là đoạn văn "Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên nó."
2. Các em tự làm bài này theo hai phần : nhớ lại hành động thiếu lễ độ đối với mẹ của mình, từ đó nói rõ bài văn này đã gợi cho em những suy nghĩ gì khi nhớ lại hành động đó.
-------------------HẾT----------------------
Trên đây là phần Soạn bài Mẹ tôi bài tiếp theo các em chuẩn bị kiến thức các phần Soạn bài Từ ghép và phần Soạn bài Liên kết trong văn bản để học tốt Ngữ Văn 7 hơn
Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Soạn bài Thành ngữ nhằm chuẩn bị cho bài học này.
Tìm hiểu chi tiết nội dung phần Cảm nhận về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh để học tốt môn Ngữ Văn 7 hơn.