Soạn bài Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2

Soạn bài Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh, ngắn 1

I. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ Ở NHÀ

Viết dàn ý cho đề bài: Thuyết minh giới thiệu một trong các đồ dùng: cái quạt, cái bút, cái kéo, cái nón.
Có thể tham khảo dàn bài sau: Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi.

1. Mở bài: Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi.
"Nét chữ là nết người". Thật vậy, câu thành ngữ ngắn gọn đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dânViệt Nam, nhắc nhở ta về học tập cũng như tầm quan trọng của nét chữ. Bởi học tập là một quá trình đầy khó khăn vất vả để xây dựng những nhân tài phục vụ cho tổ quốc ngày càng tuơi đẹp. Và trong quá trình gian nan đó, đóng góp một công lao không nhỏ chính là cây bút bi.

2. Thân bài:
a. Nguồn gốc, xuất xứ: Được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930.
- Ông phát hiện mực in giấy rất nhanh khô
- Quyết định và nghiên cứu tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế
- Bút bi ra đời.

b. Cấu tạo: 2 bộ phận chính:
- Vỏ bút: ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.
- Ruột bút: bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.
- Bộ phận đi kèm: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.

c. Phân loại:
- Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tuỳ theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng.
- Màu sắc đẹp, nhiều kiểu dáng(có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá trong bài)
- Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng.

d. Nguyên lý hoạt động, bảo quản (có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh , nhân hoá trong bài viết)
- Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ.
- Bảo quản: Cẩn thận.

e. Ưu điểm, khuyết điểm:
- Ưu điểm:
    + Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển
    + Giá thành rẻ,phù hợp với học sinh.
- Khuyết điểm:
    + Vì viết được nhanh nên dễ giây mực và chữ không được đẹp.
    + Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.
- Phong trào: "Góp bút Thiên Long, cùng bạn đến trường" khơi nguồn sáng tạo.

f. Ý nghĩa:
- Càng ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình.
- Những chiếc bút xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẫm mỹ của mỗi con người
- Dùng để viết, để vẽ.
- Những anh chị bút thể hiện tâm trạng.
- Như người bạn đồng hành thể hiện ước mơ, hoài bão...của con người.
"Hãy cho tôi biết nét chữ của bạn, tôi sẽ cho bạn biết bạn là ai."

3. Kết bài: kết luận và nhấn mạnh tầm quan trong của cây bút bi trong cuộc sống.
Ý nghĩa của việc sử dụng yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh: giúp cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn, góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng cần thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.

II. Luyện tập
Câu 1. Trình bày dàn ý trước tổ, trước lớp; đọc đoạn văn Mở bài.
Câu 2. Trao đổi, tham khảo các dàn ý của các bạn, lắng nghe nhận xét của thầy, cô giáo rồi tự điều chỉnh dàn ý của mình.
Câu 3. Đọc văn bản "Họ nhà Kim" (SGK Ngữ văm 9, tập 1, tr.16) và nhận xét về nội dung thuyết minh, cách thức thuyết minh.
Gợi ý:
- Về nội dung thuyết minh:
    + Chủ đề thuyết minh của văn bản là gì?
    + Văn bản đã giới thiệu, trình bày về đối tượng với những nội dung nào? Có đầy đủ và sâu sắc không?
- Về phương pháp thuyết minh:
    + Văn bản đã sử dụng các biện pháp thuyết minh thông dụng nào?
    + Văn bản có kết hợp sử dụng các biện pháp nghệ thuật không? Đó là những biện pháp nào? Phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật.

--------------------HẾT BÀI 1--------------------

Cảnh ngày xuân là bài học nổi bật trong Bài 6 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 9, học sinh cần Soạn bài Cảnh ngày xuân, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.
 

Soạn bài Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh, ngắn 2

A. Thuyết minh về chiếc quạt.

I. Mở bài: Giới thiệu khái quát về công dụng của chiếc quạt trong đời sống.

II. Thân bài:
1. Giới thiệu lịch sử của chiếc quạt:
- Từ xa xưa con người đã dùng chiếc mo cau làm quạt.
- Khi khoa học kĩ thuật phát triển và phát minh ra nguồn điện: Chế tạo ra những chiếc quạt có cánh bằng nhựa, kim loại và chạy bằng động cơ.

2. Các loại quạt, đặc điểm cấu tạo của từng loại:
- Quạt gồm có nhiều chủng loại: to, nhỏ tùy theo nhu cầu của người dùng. Dựa vào các đặc điểm, cấu tạo người ta đặt tên ra các loại quạt…

3. Công dụng: Đem lại những luồng gió mát cho con người vào những ngày hè oi ả, bảo đảm sức khỏe cho mọi người trong lúc lao động cũng như khi nghỉ ngơi.

4. Cách sử dụng:
- Các loại quạt mo, quạt nan, quạt giấy: phải dùng tay và sức người để quạt.
- Quạt cây, quạt bàn, quạt treo tường, quạt trần: dùng động cơ điện

5. Cách bảo quản:
- Các loại quạt làm bằng chất liệu như lá cây, mo cau, tre khi dùng xong phải giữ khô; khi quạt phải nhẹ nhàng không gấp hoặc vo lại.
- Các loại quạt chạy bằng động cơ: Khi dùng phải điều chỉnh điện hợp lí, khi không dùng phải tắt quạt, thỉnh thoảng phải lau sạch và tra dầu bảo vệ động cơ.

III. Kết bài:
- Đánh giá vai trò của chiếc quạt đối với đời sống con người.
- Phát biểu những cảm nghĩ của em về chiếc quạt trong gia đình.

B. Thuyết minh về chiếc bút bi.

I. Mở bài:
Giới thiệu sự quan trọng của bút bi với học sinh.

II. Thân bài
1. Nguồn gốc, xuất xứ
– Phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro trong những năm 1930.

2. Cấu tạo
– Vỏ bút:.
– Ruột bút:
- Bộ phận khác: Lò xo, nút bấm, nắp đậy…

3. Phân loại
Bút bi có thể phân loại dựa theo:
– Kiểu dáng và màu sắc.

4. Cách hoạt động, bảo quản
– Nguyên lý hoạt động.
– Khi sử dụng tránh va đập và rơi.

5. Ý nghĩa
– Bút bi dùng để viết, để vẽ.
– Bút bi còn là người bạn đồng hành với học sinh sinh viên.

III. Kết bài
Nêu lên được tầm quan trọng, tiện lợi của cây bút bi trong học tập.

C.Thuyết minh về chiếc áo dài.

I. Mở bài:
Giới thiệu về chiếc áo dài

II. Thân bài
1. Lịch sử, nguồn gốc
- Thời chúa Nguyễn Phúc Kháng:
- Thời vua Minh Mạng:.
- Áo dài Le mor:
- Áo dài Lê Phổ:
- Đời sống mới:.

2. Cấu tạo
- Cổ áo:
- Thân áo:
- Áo dài có hai tà:
- Tay áo
- Quần áo dài

3. Công dụng
- Trang phục truyền thống
- Là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam
- Trang phục công sở như các ngành nghề: Tiếp viên hàng không, nữ giáo viên, nữ nhân viên ngân hàng, học sinh,…

4. Cách bảo quản
Do chất liệu vải mềm mại nên áo dài đòi hỏi phải được bảo quản cẩn thận.

5. Ý nghĩa của chiếc áo dài
- Trong đời sống: Là trang phục truyền thống, quốc phục của dân tộc Việt Nam
- Trong nghệ thuật:
+ Thơ văn:
+ Âm nhạc:
+ Hội họa
+ Trình diễn

III. Kết bài:

Nêu ý nghĩa của chiếc áo dài

D. Thuyết minh về chiếc nón lá

I. Mở bài:
Đã từ lâu chiếc nón lá đã đi vào nhiều bài thơ, bài ca Việt Nam và trở thành biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam.

II. Thân bài
1. Nguồn gốc:
- Chiếc nón lá có lịch sử rất lâu đời. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón lá đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lữ.
- Từ xa xưa, nón lá đã hiện diện trong đời sống hằng ngày của người Việt Nam trong cuộc chiến đấu giữ nước, qua nhiều chuyện kể và tiểu thuyết.

2. Nguyên vật liệu, cách làm:
a. Chọn lá, sấy lá, ủi lá:
b. Chuốc vành, lên khung lá, xếp nón:
c. Chằm nón:

3. Công dụng:
- Chiếc nón lá không chỉ dùng để đội đầu che mưa, che nắng khi ra đồng, đi chợ, là chiếc quạt xua đi những giọt mồ hôi dưới nắng hè gay gắt mà còn là vật làm duyên, tăng nét nữ tính của người phụ nữ.
- Trong nghệ thuật, tiết mục múa nón của các cô gái với chiếc áo dài duyên dáng thể hiện nét dịu dàng, mềm mại kín đáo của người phụ nữ Việt Nam.

4.  Bảo quản:
Muốn nón lá được bền lâu chỉ nên đội khi trời nắng, tránh đi mưa. Sau khi dùng nên cất vào chỗ bóng râm.

III. Kết bài
- Chiếc nón lá là biểu tượng của phụ nữ Việt Nam, là một sản phẩm truyền thống và phổ biến trên khắp mọi miền đất nước.

---------------------------HẾT-----------------------

Trên đây là phần Soạn bài Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Soạn bài Các phương châm hội thoại (Tiếp theo) và cùng với phần Soạn bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình - Mác-két để học tốt môn Ngữ Văn lớp 9 hơn

Trong chương trình học Ngữ Văn 9 phần Phân tích bài thơ Ánh trăng là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.

Tìm hiểu chi tiết nội dung phần Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng để học tốt môn Ngữ Văn 9 hơn.

 

Nội dung soạn bài Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh trang 16 SGK Ngữ văn 9, tập 1 sẽ giúp các em củng cố kiến thức rèn luyện kĩ năng sử dụng biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh thông qua thực hành.
Giới thiệu một số biện pháp nghệ thuật thường gặp trong ca dao yêu thương, tình nghĩa
Soạn bài Kiểm tra phần Tiếng Việt
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 13 ngắn gọn - Ngữ văn 7 - KNTT
Viết một đoạn văn ngắn tả cây cối, trong đó có hình ảnh nhân hóa
Đoạn văn ngắn về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật trong tác phẩm văn học em đã học, sử dụng biện pháp tu từ so sánh
Soạn bài Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

ĐỌC NHIỀU