1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Trả lời:
Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ.
2. Để miêu tả bức tranh sống động của mùa đông, tác giả đã dùng những hình ảnh và các biện pháp nghệ thuật nào?
Trả lời:
Tác giả đã sử dụng các hình ảnh như: "Mặt Trời trốn đi đâu", "Cây khoác tấm áo nâu", "Ao trời thì xám ngắt", "Se sẻ giấu tiếng hát", "Mưa phùn giăng đầy ngõ", "Lối quê gió lạnh đầy",... và các biện pháp nghệ thuật: nhân hóa , so sánh và ẩn dụ.
3. Vì sao khi sáng tác thơ, văn, cần sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh để miêu tả sự vật, hiện tượng?
Trả lời:
Khi sáng tác thơ, văn, cần sử dụng các biện pháp nhân hóa, so sánh để miêu tả sự vật, hiện tượng một cách sống động, độc đáo hơn, làm cho hình ảnh trong bài thơ giàu giá trị. Đồng thời việc sử dụng các biện pháp tu từ còn giúp ta dễ dàng cảm nhận được cảm xúc, tình cảm được gửi gắm trong các tác phẩm. Ngoài ra nó cũng tạo được những nét riêng trong phong cách sáng tạo của nhà thơ.
4. Làm thơ không phải là chỉ miêu tả sự vật, hiện tượng mà còn phải thể hiện cảm xúc và cách nhìn mới lạ, thú vị về cuộc sống. Hai khổ thơ cuối có đáp ứng được yêu cầu trên không? Hãy lí giải.
Trả lời:
- Hai khổ thơ cuối đã đáp ứng được yêu cầu thể hiện cảm xúc và cách nhìn mới lạ, thú vị về cuộc sống.
- Vì:
+ Tác giả đã bộc lộ cảm xúc biết ơn, yêu thương của mình với người mẹ.
+ Tác giả đã thể hiện được cách nhìn mới lạ và thú vị về người mẹ. Hình ảnh của mẹ được gắn với những hình ảnh tươi mới, ấm áp và tràn đầy sức sống: Chiếc áo khoác đỏ của mẹ như "đốm nắng", bước chân của mẹ mang theo "giọt nắng hồng"; nụ cười của mẹ như "mùa xuân sáng bừng" trong lòng những đứa con. Mẹ bằng tình yêu của mình đã xua tan đi cái giá lạnh của mùa đông.
5. Trong bài thơ này, tác giả đã sử dụng những loại vần nào?
Trả lời:
Trong bài thơ này, tác giả đã sử dụng loại vần chân (đâu - nâu, lửa - đưa rồi - trôi) và vần lưng (nhà - cả, nhỏ - gió).
6. Từ cách viết của tác giả trong bài thơ trên, em học được điều gì về cách làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ?
Trả lời:
Em học được cách làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ:
- Bài thơ cần thể hiện cách nhìn, cách cảm nhận,... của người viết về cuộc sống.
- Biết sử dụng các từ ngữ, hình ảnh phù hợp để thể hiện cách nhìn, cảm xúc của bản thân về cuộc sống.
- Biết sử dụng các biện pháp tu từ phù hợp để tạo nên những liên tưởng độc đáo, thú vị.
- Biết cách gieo vần, ngắt nhịp một cách hợp lý để làm tăng giá trị biểu đạt của ngôn từ.
- Cần đặt nhan đề phù hợp với nội dung của văn bản.
- Đảm bảo đủ số chữ (4 chữ hoặc 5 chữ) ở các dòng thơ.
* Trước khi viết, em hãy xác định:
- Mục đích bài viết này là gì?
- Người đọc bài viết này có thể là ai?
- Với mục đích và người đọc đó, em sẽ lựa chọn nội dung và cách viết như nào?
* Bài thơ tham khảo:
Ngày mới
Một sáng tinh mơ
Mở mắt ngắm nhìn
Thế giới quanh ta
Đang bừng tỉnh giấc.
Có bác gà trống
Gáy ò ó o
Báo thức ngày mới
Nơi thôn xóm nhỏ.
Có ông mặt trời
Vẫn đang lấp ló
Đùa nghịch cùng gió
Sau chị mây xanh.
Có tiếng nói cười
Của bác nông dân
Dắt trâu ra đồng
Của cô cậu nhỏ
Cắp sách đến trường
Ôi sao sống động
Ngày mới quê hương.
Để có thể làm được bài thơ bốn hoặc năm chữ, em cần xác định chủ đề, sử dụng các từ ngữ, hình ảnh phù hợp. Bên cạnh đó, em phải đảm bảo đủ số chữ ở mỗi dòng thơ và gieo vần, ngắt nhịp một cách hợp lý. Các em có thể tham khảo bài văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ để có thể hiểu hơn về thể loại thơ bốn, năm chữ này. Chúc em sẽ có nhiều ý tưởng mới mẻ, độc đáo khi sáng tác bài thơ của mình.
Các bài soạn văn mẫu lớp 7 khác:
- Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ, Ngữ văn lớp 7, Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Tóm tắt ý chính do người khác trình bày bài 1, Ngữ văn lớp 7, Chân trời sáng tạo