Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến hết thế kỉ XX

Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến hết thế kỉ XX

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Đặc điểm chung của văn học Việt Nam 1945 đến hết thế kỉXX:
- Từ năm 1945 đến hết thế kỉ XX, văn học Việt Nam được chia làm hai giai đoạn lớn:
+ Từ 1945 đến 1975.
+ Từ 1975 đến hết thế kỉ XX.

– Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã khai sinh ra nền văn học mới mang những đặc điểm lớn sau:
+ Mang đậm lí tưởng độc lập tự do.
+ Mục tiêu chủ nghĩa xã hội.
+ Hình thành đội ngũ nhà văn kiểu mới: nhà văn – chiến sĩ.

2. Văn học giai đoạn từ 1945 đến 1975
a) Đất nước ta diễn ra những sự kiện lớn:
– Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc kéo dài suốt ba mươi năm.
– Công cuộc xây dựng cuộc sống mới, con người mới ở miền Bắc, sau đó là trên toàn quốc.
– Giải phóng miền Nam năm 1975, thống nhất đất nước.

b) Nền văn học 1945 đến 1975 được chia thành ba chặng đường chính:
– Từ 1945 đến 1954: những năm kháng chiến chống Pháp.
- Từ 1955 đến 1964: những năm xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước.
- Từ 1965 đến 1975: những năm kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
– Ngoài ra, trong giai đoạn này còn có mảng văn học vùng tạm chiếm, tức là văn học dưới chế độ thực dân (cũ và mới).

c) Từ 1945 đến 1975, văn học vùng giải phóng đạt được những nội dung và thành tựu qua bảng sau:

d) Từ 1945 đến 1975, văn học Việt Nam có những đặc điểm cơ bản sau:
- Nên văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
+ Khuynh hướng tư tưởng chủ đạo là tư tưởng cách mạng, văn học là vũ khí phục vụ sự nghiệp cách mạng.
+ Tập trung vào đề tài Tổ quốc: Bảo vệ đất nước, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước..
+ Nhân vật trung tâm là người chiến sĩ trên mặt trận vũ trang.
+ Tổ quốc, xã hội chủ nghĩa trở thành nguồn cảm hứng lớn.
+ Đề cao lao động và ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người lao động – những con người mới. .

– Nền văn học hướng về đại chúng.
+ Một quan niệm mới, một cảm hứng chủ đạo được hình thành: Đất nước của nhân dân.
+ Nói lên nỗi bất hạnh của những người lao động nghèo khổ bị áp bức.
+ Tập trung xây dựng hình tượng quần chúng cách mạng.
+ Phần lớn là những tác phẩm ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng.

– Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
+ Đề cập tới số phận chung của cả cộng đồng, của toàn dân tộc, nền văn học của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng.
+ Nhân vật lí tưởng là con người của cộng đồng, kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cả cộng đồng.
+ Lời văn mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ, hào hùng.
+ Cảm hứng lãng mạn chủ yếu được thể hiện trong việc khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.

3. Văn học giai đoạn từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX
a) Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá ở Việt Nam có những điểm chú ý:
- Năm 1975 kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩ.
- Mười năm tiếp theo chúng ta gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khó khăn về kinh tế.
- Năm 1986, đất nước bước vào giai đoạn đổi mới. Kinh tế dần chuyển theo hướng kinh tế thị trường, văn hoá có điều kiện giao lưu mở rộng với nhiều nền văn hoá khác trên thế giới.

b) Những thành tựu văn học Việt Nam đạt được từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX:
- Văn học vận động theo hướng dân chủ hoá, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc.
- Thơ ca có xu hướng xâm nhập vào đời sống cá nhân, khám phá những vấn đề thuộc về bản thể, những vấn đề phức tạp trong đời sống tâm hồn.
- Cố gắng bắt kịp những cách tân thơ của thế giới như thơ ấn tượng, thơ siêu thực, thơ huyền bí,... là nỗ lực đáng khâm phục của các nhà thơ giai đoạn này.
- Những nhà thơ nổi tiếng: Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy, Thanh Thảo,...
- Văn xuôi có nhiều khởi sắc hơn thơ ca. Những tác giả tiêu biểu cho thời kì đổi mới là Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải .
– Những tác phẩm gây được tiếng vang và có giá trị trong giao đoạn này là Nỗi buồn chiến tranh, Tướng về hưu, Cỏ lau, Gặp gỡ cuối năm,
- Kịch đạt được đỉnh cao của thể loại với cây bút lừng danh Lưu Quang Vũ. Vở kịch nổi tiếng nhất của ông và của cả thế kỉ XX ở Việt Nam là Hồn Trương Ba, da hàng thịt.
- Văn học giai đoạn này đề cao tính sáng tạo của nhà văn, đổi mới cách nhìn nhận, cách tiếp cận con người và hiện thực đời sống, đã khám phá con người trong những mối quan hệ đa dạng và phức tạp.
- Cái mới của văn học giai đoạn này còn là tính chất hướng nội, quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những hoàn cảnh, sốphận đời thường.

4. Những hạn chế cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 đến | hết thế kỉ XX
- Trước 1975 do phục vụ đại chúng nên hình thức văn học đôi khi còn giản đơn, chưa đạt tính nghệ thuật cao, hình tượng chưa thật phong phú và chưa bắt kịp xu thế chung của văn chương nhân loại.
- Kể từ 1986, nền kinh tế thị trường phát triển, nhiều cây bút do mục đích kinh tế đã chạy theo thị hiếu tầm thường, thiếu lành mạnh.
- Nhìn chung, về hình thức thể hiện, nền văn học của ta hiện đang tụt hậu nhiều so với văn học thế giới.

Việt Bắc là bài học nổi bật trong Tuần 8 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 12, học sinh cần Soạn bài Việt Bắc, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.

B. GIẢI ĐÁP CÂU HỎI, BÀI TẬP

Trong bài Nhận đường, Nguyễn Đình Thi viết: “Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta”
Hãy bày tỏ suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên,

Gợi ý làm bài
1. Ý kiến trên bao gồm hai luận điểm chính:
+ Văn nghệ phụng sự kháng chiến.
+ Kháng chiến cung cấp chất liệu để hình thành nên một nền văn nghệ mới.

2. Triển khai các luận điểm:
* Văn nghệ phụng sự kháng chiến:
- Trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp quyết liệt, việc chọn lựa hướng đi cho văn nghệ là một việc làm tối cần thiết. Văn học “vị nghệ thuật” hay “vị nhân sinh” là vấn đề không phải bất kì văn nghệ sĩ nào cũng có thể nhận diện rõ ràng.
- Trước yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ nền độc lập tự do cho dân tộc, nền văn nghệ chân chính phải có trách nhiệm đối với Tổ quốc. Vậy nên, lẽ đương nhiên, văn nghệ phải phục sự cuộc kháng chiến đó.
- Như thế, văn nghệ là một vũ khí đấu tranh bảo vệ nền độc lập. Tác phẩm văn học phải hướng đến mục tiêu đó và mỗi một nhà văn là một chiến sĩ trên trận tuyến đánh thù.
– Đây chính là con đường đúng đắn mà bất kì một người dân yêu nước nào cũng phải tuân theo. Nhà văn hay nhà nghệ sĩ có thể không trực tiếp cầm súng đối mặt với quân thù, nhưng tác phẩm của họ sẽ là thứ vũ khí hữu hiệu để vạch trần tội ác của chúng, ngợi ca kịp thời những gương chiến đấu anh dũng của quân và dân ta để động viên cổ vũ mọi người tiến tới làm nên chiến thắng. b) Kháng chiến là nền tảng của nền văn nghệ mới:
* Kháng chiến cung cấp chất liệu để hình thành nên nền văn nghệ mới, theo hai cách:
+ Những nhà văn xuất thân hoặc trưởng thành từ cuộc kháng chiến. Họ là chủ thể sáng tạo. Không có những nhà văn chiến sĩ thì sẽ không có văn chương chiến đấu. .
+ Cuộc kháng chiến còn cung cấp sự kiện, chi tiết, con người,... cho văn học. Đây chính là mảng hiện thực tuyệt vời, nguồn sữa nuôi dưỡng văn nghệ không bao giờ cạn kiệt.
+ Văn học bắt nguồn từ cuộc sống và phục vụ cuộc sống. Từ nguyên lí tồn tại này, ta thấy chính hiện thực kháng chiến là nền tảng, động lực cho ra đời một nền văn nghệ mới. Nền văn nghệ mang tính chiến đấu cao được hình thành. Nền văn nghệ phục vụ đắc lực công cuộc kháng chiến.

3. Kết luận
- Trong thời kì đất nước dồn hết nỗ lực vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thì văn chương cũng phát triển trong xu thế chung đó.
– Chỉ có bám sát hiện thực cuộc sống chiến đấu sôi động của dân tộc thì văn nghệ mới có thể tồn tại và phát triển.
- Hào khí của dân tộc mang lại hùng khí cho văn nghệ. Đến lượt mình văn nghệ góp phần làm nên chiến thắng chung của đất nước.

----------------------HẾT-----------------------

Ngoài Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến hết thế kỉ XX, để học tốt Ngữ Văn 12 hơn các em cần tìm hiểu thêm các bài viết khác như Soạn bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí cũng như Soạn bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc nằm trong phần soạn bài SGK Ngữ Văn 12.

Trong chương trình học Ngữ Văn 12 phần Bàn về truyền thống tôn sư trọng đạo là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Soạn bài Thực hành một số biện pháp tu từ cú pháp nhằm chuẩn bị cho bài học này.

 

Nội dung Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến hết thế kỉ XX sẽ cung cấp những gợi ý trả lời chi tiết cho câu hỏi tìm hiểu sách giáo khoa, qua đó các em thấy được diện mạo, đặc điểm, xu hướng phát triển của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám đến hết TK XX.
Trình bày ý kiến về nhận định: Nền văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám 1945...
Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của mình về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945 qua Lão hạc và Tức nước vỡ bờ
Soạn bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam
Anh (chị) hãy viết bài thuyết minh giới thiệu khái quát về văn học dân gian Việt Nam với đoàn học sinh nước ngoài đến thăm trường
Văn học việt Nam giai đoạn đầu thế kỉ XX cho đến 1945 thể hiện rõ nét tình cảm yêu nước của dân tộc ta thời kì này. Hãy chứng minh qua các tác phẩm đã học

ĐỌC NHIỀU