SOẠN BÀI KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM ngắn 1
Câu 1.
Có 2 đặc trưng cơ bản của văn học dân gian: tính truyền miệng và tính tập thể
- Tính truyền miệng: là quá trình diễn xướng dân gian dưới các hình thức như: hát, nói, kể, diễn,…Đặc trưng của quá trình này là việc sáng tác và lưu truyền từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác không được diễn ra bằng việc viết chữ mà bằng việc sử dụng lời nói.
- Tính tập thể: là quá trình sáng tác tập thể, bắt đầu từ một người khởi xướng, sau đó tác phẩm hình thành và được tập thể tiếp nhận. Những địa phương khác nhau, các thế hệ khác nhau tiếp tục lưu truyền, sửa chữa, bổ sung các tác phẩm dân gian theo quan niệm nghệ thuật và khả năng của riêng mình.
Câu 2.
- Những thể loại của văn học dân gian: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo.
+ Thần thoại: là tác phẩm tự sự dân gian kể về các vị thần qua đó phản ánh ước mơ, khát vọng chinh phục tự nhiên của con người cổ đại.
→ Ví dụ: Nữ thần mặt Trăng, Thần mặt Trời
+ Sử thi: là tác phẩm tự sự dân gian có quy mô và số lượng đồ sộ, thường sử dụng ngôn ngữ hát nói, có vần, nhịp kể về một hay nhiều biến cố diễn ra trong cộng đồng
→ Ví dụ: Đẻ đất, đẻ nước
+ Truyền thuyết: là tác phẩm tự sự dân gian tái hiện lại các sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại đối với quốc gia, dân tộc.
→ Ví dụ: Sơn tinh, thủy tinh
+ Truyện cổ tích: là tác phẩm tự sự dân gian với cốt truyện tưởng tượng hư cấu về cuộc đời, số phận của những dân vật bất hạnh kém may mắn trong cuộc sống. Đồng thời thể hiện ước mơ về một tương lai tốt đẹp
→ Ví dụ: Sọ dừa, Tấm cám
+ Truyện ngụ ngôn: là tác phẩm tự sự dân gian với dung lượng ngắn gọn nhưng được kết cấu hết sức logic, chặt chẽ kể về các sự việc xoay quanh cuộc sống của con người. Qua đó gửi gắm một bài học mang triết lí nhân sinh vô cùng sâu sắc.
→ Ví dụ: Thầy bói xem voi
+ Truyện cười: là tác phẩm tự sự dân gian mang tính chất gây cười, giải trí nhưng cùng với đó là sự phê phán, lên án những thói hư, tật xấu trong xã hội
→ Ví dụ: Lợn cưới áo mới
+ Tục ngữ: là sự đúc rút kinh nghiệm của nhân dân và được áp dụng vào trong đời sống hàng ngày
→ Ví dụ: Ráng mỡ gà có nhà thì giữ
+ Câu đố: là những câu nói có vần, có nhịp điệu nhằm mục đích gây tiếng cười, giải trí và rèn luyện tư duy
→ Ví dụ: Cái gì dài một gang tay/ Bé vẽ, bé viết ngày ngày ngắn đi (bút chì)
+ Ca dao: là tác phẩm trữ tình có nguồn gốc từ nhân dân, là những lời ca tiếng hát nhằm diễn tả tâm tư, tình cảm của con người.
→ Ví dụ:
+ Truyện thơ: là tác phẩm tự sự dân gian dưới hình thức thơ ca nhằm diễn tả tâm trạng, số phận bất hạnh và khát vọng hạnh phúc của con người
→ Ví dụ: Tiễn dặn người yêu
+ Chèo: là tác phẩm kịch hát dân gian, kết hợp các yếu tố trữ tình nhằm diễn tả đời sống tinh thần của con người.
→ Ví dụ: Mời trầu, Ngày xuân ước hẹn,...
Câu 3.
Nội dung và giá trị của văn học dân gian:
- Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng vô tận đúc rút kinh nghiệm sống của nhân dân ta trong sinh hoạt cũng như trong lao động. Nó thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá của nhân dân ta trước những sự việc, hiện tượng cụ thể gắn bó với đời sống sinh hoạt hàng ngày.
- Có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người. Đó là tinh thần nhân đạo được thể hiện qua tình yêu thương đối với đồng loại, tinh thần đấu tranh, bảo vệ và giải phóng con người ra khỏi những bất công ngang trái của cuộc sống.
- Có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng trong việc tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc. Qua quá trình chắt lọc và mài giũa theo thời gian khi đến với chúng ta văn học dân gian đã trở thành những viên ngọc sáng, góp phần tạo nên nét phong phú và đa dạng mang đậm bản sắc và dấu ấn dân tộc.
SOẠN BÀI KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM ngắn 2
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Trình bày những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian
- Là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (tính truyền miệng).
- Là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (tính tập thể).
- Gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng (tính thực hành).
2. Tính truyền miệng của văn học dân gian
- Do ra đời từ thời cổ xưa khi nhân loại chưa có chữ viết nên phương thức lưu truyền là kể lại trực tiếp từ người này sang người khác. Ngay cả khi chữ viết ra đời thì văn học dân gian vẫn tiếp tục được sáng tác và truyền miệng.
- Truyền miệng là sự ghi nhớ thuộc lòng và truyền bá bằng lời nói hoặc bằng sự trình diễn cho người khác xem và nghe.
- Tính truyền miệng được truyền theo thời gian thông qua các thế hệ tiếp nối.
- Tính truyền miệng được truyền qua không gian theo các nhóm chủng tộc, quốc gia và châu lục...
- Do tính truyền miệng nên hình thức của tác phẩm văn học dân gian thường ngắn gọn, dễ nhớ và có thể dễ dàng thêm bớt bởi người đời sau.
3. Tính tập thể của văn học dân gian
- Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể.
- Quá trình đó làm cho tác phẩm phong phú hơn, hoàn thiện hơn cả về hình thức nội dung lẫn nghệ thuật.
- Văn học dân gian là tài sản chung của tập thể.
4. Tính thực hành của văn học dân gian
- Văn học dân gian ra đời chủ yếu từ các lễ hội và nó quay lại phục vụ các lễ hội đó.
- Văn học dân gian không chỉ được sử dụng để giải trí mà chủ yếu còn là những đạo lí, tâm tư, tình cảm của con người. Vì vậy nó mang tính giáo dục rất cao. Người già giáo dục trẻ thơ đa phần là nhờ cổ tích, ca dao...
5. Bảng thống kê hệ thống thể loại và đặc trưng cơ bản của văn học dân gian
6. Các giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam
a) Văn học dân gian là kho tri thức phong phú về đời sống các dân tộc
-Tri thức về đời sống tự nhiên, xã hội và con người.
- Lưu giữ các giá trị đạo đức, kinh nghiệm sống lâu đời của dân tộc.
- Thể hiện trình độ và quan điểm nhận thức tiến bộ của nhân dân.
- Những tri thức được đúc kết trong thực tiễn nên có giá trị úng dụng cao trong cuộc sống.
b) Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người.
- Giáo dục con người biết căm thù cái xấu xa, độc ác.
- Có tình yêu thương đối với đồng loại.
- Có tinh thần nhân đạo và lạc quan.
- Dũng cảm đấu tranh để bảo vệ và giải phóng con người thoát khỏi cảnh bất công.
- Niềm tin bất diệt vào chiến thắng của cái thiện, của chính nghĩa.
- Văn học dân gian góp phần bồi dưỡng đúc kiên trung và vị tha, tính cần kiệm và óc thực tiễn...
c) Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc.
- Qua thời gian, trải qua bao thế hệ tiếp nối, sàng lọc, nhiều tác phẩm văn học dân gian đã trở thành những mẫu mực về nghệ thuật, để đời sau học tập.
- Khi chưa có chữ viết văn học dân gian đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần con người.
- Khi chữ viết ra đời, văn học dân gian vẫn là nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn học viết. Chẳng hạn trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã vận dụng rất sáng tạo các tư tưởng dân gian cũng như thể thơ lục bát của ca dao.
7. Hãy lập bảng so sánh những điểm khác nhau cơ bản giữa văn học dân gian và văn học viết.
8. Ảnh hưởng của văn học dân gian đến văn học viết
Ảnh hưởng trên hai phương diện: tư tưởng và hình thức nghệ thuật, cụ thể như sau:
- Tinh thần nhân đạo và lạc quan, niềm tin bất diệt vào chiến thắng của cái thiện, của chính nghĩa, tinh thần yêu nước, thương nòi,... trong văn học viết đều được kế thừa từ văn học dân gian.
- Hình thức thơ lục bát, nghệ thuật kể chuyện,... trong văn học viết chủ yếu cũng là sự phát triển từ văn học dân gian.
- Văn học viết còn vay mượn các hình tượng từ văn học dân gian để phản ánh hiện thực thời đại mình, chẳng hạn hình tượng Thạch Sanh, Mị Châu,... trong thơ Tố Hữu...
-----------------------HẾT--------------------------
Phần bài Cảm xúc mùa thu là một nội dung quan trọng mà các em cần phải Soạn bài Cảm xúc mùa thu - Thu hứng trước ở nhà để có sự chuẩn bị tốt cho bài học này.
Như vậy chúng tôi đã gợi ý Soạn bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, tiếp theo và cùng với phần Soạn bài Văn bản để học tốt môn Ngữ Văn 10 hơn