Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2


SOẠN BÀI HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ ngắn 1

Câu 1.

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi

a. Nhân vật giao tiếp trong văn bản trên là Vua và các bô lão
--> Đây là mối quan hệ giữa người bên trên và người bề dưới 

b. Người đầu tiên nói là vua Trần, các bô lão nghe và tiếp nhận câu hỏi từ vua
--> Sau khi các bô lão lần lượt đưa ra ý kiến thì vua Trần đổi vai từ vai người nói sang vai người nghe.

c. Hoạt động giao tiếp trên diễn ra tại điện Diên Hồng vào thế kỉ XIII khi giặc Mông Nguyên chiếm đánh bờ cõi nước ta lần thứ 2.
d. Nội dung của hoạt động giao tiếp: Vua Trần muốn tổ chức trưng cầu dân ý, hỏi ý kiến nhân dân và các bô lão về chủ trương đánh giặc
e. Mục đích của hoạt động giao tiếp: Trưng cầu dân ý, xin ý kiến nhân dân về việc đánh giặc đồng thời thông qua các bô lão để nêu cao tinh thần chống giặc xâm lược của quân và dân ta.

Câu 2. 

a. Các nhân vật giao tiếp trong hoạt động giao tiếp: tác giả và độc giả
+ Tác giả: người biên soạn nội dung, có vốn sống, vốn hiểu biết phong phú, trình độ, học vấn sâu rộng.
+ Độc giả: người tiếp nhận. Đó có thể là giáo viên, học sinh, sinh viên trên toàn quốc.

b. Hoạt động giao tiếp được diễn ra trong môi trường giáo dục
c. Nội dung của hoạt động giao tiếp: tổng quan văn học Việt Nam
d. Mục đích của hoạt động giao tiếp: cung cấp những kiến thức, tri thức cơ bản của nền văn học Việt Nam đến người tiếp nhận.
e. Sử dụng nhiều từ ngữ của ngành văn học kết hợp với phương thức thuyết minh. Cách tổ chức văn bản được trình bày theo các mục rõ ràng, rành mạch, trình tự sắp xếp hợp lí.
 

SOẠN BÀI HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ ngắn 2

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Thế nào là hoạt động giao tiếp?

 -Là hoạt động trao đổi thông tin giữa mọi người trong xã hội.
- Chủ yếu được tiến hành bằng ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết.
- Để thực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động...

2. Hoạt động giao tiếp được thực hiện như thế nào?
- Người nói (người viết) tạo lập văn bản.
- Người nghe người đọc) tiếp nhận, giải mã văn bản.
- Hai quá trình này diễn ra trong quan hệ tương tác.

3. Hoạt động giao tiếp chịu sự chi phối và tham gia của các nhân tố chính sau:
- Nhân vật giao tiếp.
- Hoàn cảnh giao tiếp.
- Nội dung giao tiếp.
- Mục đích giao tiếp.
- Phương tiện và cách thức giao tiếp.

4. Thế nào là nhân vật giao tiếp?
- Là những nhân vật tham gia vào quá trình nói hoặc viết văn bản để gửi đến người nghe hoặc đọc văn bản đó.
- Để tìm ra nhân vật giao tiếp cần phải trả lời các câu hỏi: Ai viết (nói)? và ai đọc (nghe)?
- Trong bài Tổng quan văn học Việt Nam người viết là nhà nghiên cứu chuyên nghiệp, có vốn hiểu biết sâu rộng,... giao tiếp với học sinh, những người có vốn hiểu biết chưa cao, cần tiếp thu các tri thức trong văn bản đó...

5. Thế nào là hoàn cảnh giao tiếp?
- Hoàn cảnh giao tiếp là nơi hoạt động giao tiếp diễn ra, bao gồm không gian, thời gian xảy ra hoạt động giao tiếp.
- Để tìm ra hoàn cảnh giao tiếp cần phải trả lời các câu hỏi: Diễn ra ở đâu? Khi nào? Ngẫu nhiên hay có tổ chức?
- Trong bài Tổng quan văn học Việt Nam hoàn cảnh giao tiếp được diễn ra trong nhà trường, có kế hoạch giáo dục và mục tiêu cụ thể...

6. Thế nào là nội dung giao tiếp?
- Nội dung giao tiếp là những vấn đề được văn bản đặt ra.
- Thường trả lời cho các câu hỏi: Đề tài là gì? Bao gồm những vấn đề cơ bản nào? [nói (viết) cái gì? về cái gì?].
- Trong bài Tổng quan văn học Việt Nam người viết viết về các đặc điểm văn học Việt Nam trong tiến trình của nó, bao gồm các vấn đề cơ bản như quá trình hình thành, chữ viết, thể loại và phân kì văn học...

7. Thế nào là mục đích giao tiếp?
- Là điều mà cả người nói (viết) và nghe (đọc) cần (muốn) hướng đến.
- Trả lời câu hỏi: Hoạt động giao tiếp đó để làm gì?
- Trong bài Tổng quan văn học Việt Nam người viết cung cấp những kiến thức khái quát, cơ bản nhất về văn học Việt Nam cho người học và người học muốn nắm bắt những kiến thức đó.

8. Thế nào là phương tiện và cách thức giao tiếp?
- Là việc sử dụng ngôn ngữ nói hoặc viết như thế nào để giao tiếp.
- Để tìm ra phương tiện và cách thức giao tiếp cần phải trả lời các câu hỏi: nói (viết) như thế nào, bằng phương tiện gì? (có thể nêu các câu hỏi cụ thể hơn như: Từ ngữ thuộc ngành khoa học nào? Văn bản được kết cấu rõ ràng, mạch lạc,... ra sao?).
- Trong bài Tổng quan văn học Việt Nam người viết sử dụng lối văn nghị luận, các đề mục lớn nhỏ, các luận điểm,... đưa ra rất mạch lạc, có tính thuyết phục cao.

------------------HẾT---------------------

Trên đây là phần Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ .Bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Soạn bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam và cùng với phần Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, tiếp theo để học tốt môn Ngữ Văn 10 hơn

 


Nội dung soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ sẽ giúp các em hiểu được thế nào là giao tiếp bằng ngôn ngữ, những điều cần chú ý trong hoạt động giao tiếp và các nhân tố trong hoạt động giao tiếp qua việc hướng dẫn trả lời câu hỏi tìm hiểu trong sách giáo khoa Ngữ văn trang 14.
Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt, soạn văn lớp 10
Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo)
Soạn bài Thành ngữ
Soạn bài Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ (tiếp theo) ngắn nhất, Ngữ văn 10 - KNTT
Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo), soạn văn lớp 11
Soạn bài Luyện từ và câu: Ôn tập từ chỉ hoạt động, trạng thái

ĐỌC NHIỀU