* Gợi ý trả lời phần Hướng dẫn đọc:
* Đặc điểm của thể thơ lục bát trong bài thơ trên:
- Về hình thức: bài thơ gồm nhiều cặp lục bát.
- Về cách gieo vần:
+ Tiếng thứ 6 của dòng lục sẽ gieo vần với tiếng thứ 6 của dòng bát: "bìm" - "tìm", "ngơ" - "hờ",...
+ Tiếng thứ 8 của dòng bát sẽ gieo vần với tiếng thứ 6 của dòng lục tiếp theo: "thơ" - "ngơ", "gai" - "sai",...
- Về ngắt nhịp: ngắt nhịp chẵn 2/2/2, 4/4.
- Về thanh điệu: Các tiếng ở vị trí 1, 3, 5, 7 có thể được phối thanh tự do. Riêng các tiếng ở vị trí 2, 4, 6, 8 tuân thủ chặt chẽ theo quy định.
- Tình cảm của tác giả đối với quê hương:
+ Nỗi nhớ thương quê hương da diết khi gợi nhắc lại những hình ảnh, kỉ niệm gắn liền với tuổi thơ.
+ Mong ước được trở về thăm quê nhà.
- Nét độc đáo của bài thơ: xây dựng các hình ảnh thân thuộc, bình dị, gắn liền với chốn thôn quê yên bình như: "bờ giậu hoa bìm", "con chuồn ớt", "cây hồng trĩu cành", "cánh diều", "bến quê nước đục",...
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Đọc bài thơ Hoa bìm, ta cảm nhận được tấm lòng yêu thương, trân trọng vẻ đẹp quê hương của tác giả Nguyễn Đức Mậu. Taimienphi.vn luôn cập nhật thường xuyên các bài soạn, văn mẫu lớp 6 ngắn gọn và chất lượng trong chương trình Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo như:
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 3, Ngữ văn 6, sách Cánh Diều
- Soạn bài Làm một bài thơ lục bát