Soạn bài Đường về quê mẹ
* Gợi ý trả lời câu hỏi phần chuẩn bị:
- Đoàn Văn Cừ (1912 - 2004).
- Quê: xã Nam Lợi, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
- Trước Cách mạng tháng Tám, Đoàn Văn Cừ làm nghề dạy học.
- Sau Cách mạng, ông tham gia Việt Minh và công tác tại Liên khu III, Nhà xuất bản Phổ Thông, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Nam Ninh, tỉnh Hà Nam,...
- Ông sáng tác cả thơ và văn xuôi nhưng nổi bật hơn cả là thơ với các tác phẩm nổi tiếng như "Chợ Tết", "Đường về quê mẹ",...
- Ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001.
- Hình ảnh, sự vật trong thơ Đoàn Văn Cừ rất tươi sáng, sống động, nhộn nhịp.
- Ông khắc họa rất rõ những cảnh, những vật đặc trưng cho các đề tài, nội dung thơ mà mình lựa chọn.
* Gợi ý trả lời câu hỏi phần đọc hiểu:
- Thời điểm: "mỗi mùa xuân".
- Không gian: "Dặm liễu mây bay" đường xa và không gian cao, rộng.
- Thiên nhiên: "rặng đề", "dòng sông trắng lượn ven đê", "cồn xanh, bãi tía", "nắng vàng nhạt", "trời xanh", "cò trắng bay".
- Thiên nhiên bình dị, gần gũi, nhẹ nhàng, trong trẻo.
- Con người: "Người xới cà, ngô rộn bốn bề", "Đoàn người về ấp gánh khoai lang".
- Con người cần mẫn, chăm chỉ lao động
- Hình ảnh khắc họa người mẹ trên con đường về quê: "Thúng cắp bên hông, nón đội đầu/ Khuyên vành, yếm thắm, áo the nâu", "Mắt sáng, môi hồng, má đỏ au" - Người mẹ truyền thống, xinh đẹp trẻ trung như thời còn thiếu nữ.
- Từ "mang đi" trong bài có nghĩa là che đi, che lấp mất.
- Thể thơ: Thơ bảy chữ.
- Vần: vần chân: "xuân" - "ngần" - "thân"; "đề" - "đê" - "bề"; "đầu" - "nâu"; "vàng" - "lang", "bàng"; "đồng" - "hồng; "quen" - "quên".
- Nhịp: 4/3, 3/4 thay đổi linh hoạt.
* Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
- Bài thơ là lời của người con trên đường cùng mẹ về quê ngoại, cũng chính là lời của tác giả khi nhớ về kỉ niệm xưa.
- Ấn tượng chung của em về tác phẩm: đây là những tâm sự về một kí ức ngọt ngào, nhẹ nhàng về những ngày cùng mẹ về quê ngoại.
- Bài thơ có bố cục gồm 4 phần:
+ Phần 1: Khổ 1 - Trên đường về quê mỗi mùa xuân.
+ Phần 2: Khổ 2, 4 - Thiên nhiên và con người thôn quê.
+ Phần 3: Khổ 3, 5 - Hình ảnh người mẹ của tác giả.
+ Phần 4: Khổ 6 - Lời nhắc nhở về việc ghi nhớ cội nguồn quê hương.
- Thiên nhiên trong bài thơ:
+ Hình ảnh: mây trắng bay, rặng đề hai bên đường, "dòng sông trắng lượn ven đê", cồn bãi kề liên tiếp nhau trải dài tít tắp, nắng nhẹ, cò trắng bay, lá bàng khô rụng - Những hình ảnh gần gũi, quen thuộc với làng cảnh Việt Nam.
+ Màu sắc: "dòng sông trắng", "cồn xanh, bãi tía", "nắng vàng nhạt", "trời xanh", "cò trắng" - Màu sắc nhẹ nhàng, trong trẻo.
+ Đường nét: đường xa, dòng sông lượn ven đê, cồn bãi liên tiếp, cò bay - Đường quê rộng rãi, bao la.
- Con người trong bài thơ:
+ "Người xới cà, ngô rộn bốn bề".
+ "Đoàn người về ấp gánh khoai lang".
- Tuy chỉ có hai câu tả người nhưng con người ở đây không hề thưa thớt mà lại rất đông, cả "bốn bề" đều có người và "đoàn người". Họ hiện lên với nét đẹp chăm chỉ, cần cù lao động "xới cà, ngô", "gánh khoai lang".
+ "... gặp những người quen/ Ai cũng khen u nét thảo hiền": con người ở quê rất gần gũi, thân thiết, sống gắn bó tình nghĩa với nhau.
- Bức tranh toàn bài là sự hòa quyện giữa cảnh sắc bình dị, tươi đẹp, trong trẻo của làng quê và hình ảnh con người chân chất, thật thà, cần cù. Tất cả tạo nên một khung cảnh vùng quê đầy gần gũi, ấm áp.
- Tâm trạng, tình cảm của nhà thơ thể hiện trong bài:
+ Vui mừng, háo hức khi được về quê mẹ. Từ đó, người đọc thấy được tình cảm yêu thương, gắn bó với quê hương của tác giả.
+ Niềm yêu mến, kính trọng, tự hào về người mẹ có dáng vẻ xinh đẹp, đằm thắm, dịu dàng, thảo hiền của mình.
- Em thích nhất là hình ảnh người mẹ của tác giả qua bốn câu thơ ở khổ 3. Em tưởng tượng ra người mẹ có ngoại hình xinh đẹp, răng đen, mắt sáng, môi hồng má thắm. U mặc yếm, khoác áo the nâu truyền thống thời bấy giờ. Tai bà đeo khuyên vàng, đầu đội nón vành to, bên tay cắp một chiếc thúng con con, tay còn lại dắt đứa con nhỏ. Hai người cùng nhau đi trên con đường làng quanh co, hai bên là ruộng lúa thẳng tắp.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Khổ cuối cùng của bài thơ vừa là một lời tự sự, cũng là lời nhắc nhở người đọc đừng bao giờ quên quê hương thân thuộc, yêu dấu. Trong kho tài liệu của Taimienphi.vn còn rất nhiều bài soạn khác em có thể tham khảo như: Soạn bài Nếu mai em về Chiêm Hóa.