Soạn bài Chính tả Dòng kinh quê hương, Tiếng Việt lớp 5

Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2
3. Bài soạn số 3

Soạn bài Chính tả Dòng kinh quê hương, ngắn 1

Câu 1: (Trang 66 SGK Tiếng Việt tập 1)
Trả lời: Nghe – viết:

Dòng kinh quê hương

Cũng như mọi màu xanh trên khắp đất nước, màu xanh của dòng kinh quê hương gợi lên những điều quen thuộc… Vẫn như có một giọng hò đang ngân lên trong không gian có mùi quả chín, một mái xuồng vừa cập bến có tiếng trẻ reo mừng, và sau lưng tôi, tiếng giã bàng vừa ngưng lại thì một giọng đưa em bỗng cất lên… Dễ thương làm sao giọng đưa em lảnh lót của miền Nam vút lên đưa trẻ thơ vào giấc ngủ, đưa con người vào niềm vui.

Theo Nguyễn Thi

Câu 2: (Trang 66 SGK Tiếng Việt tập 1)
Trả lời:
Vần có thể điền được vào cả ba chỗ trống trong bài thơ là vần “iêu”.
Chăn trâu đốt lửa trên đồng
Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều
Mải mê đuổi một con diều
Củ khoai nướng để cả chiều thành tro.

Câu 3: (Trang 66 SGK Tiếng Việt tập 1)
Trả lời:
Các từ thích hợp điền vào chỗ trống lần lượt là các từ in đậm trong câu dưới đây:
a. Đông như kiến.
b. Gan như cóc tía.
c. Ngọt như mía lùi.
 

Soạn bài Chính tả Dòng kinh quê hương, ngắn 2

Câu 1 (trang 65 sgk Tiếng Việt 5): Nghe – viết: Dòng kinh quê hương.
Trả lời:
Học sinh tự viết.

Câu 2 (trang 66 sgk Tiếng Việt 5): Tìm một vần có thể điền vào cả 3 chỗ trống dưới đây:
Trả lời:
Chăn trâu đốt lửa trên đồng
Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều
Mải mê đuổi một con diều
Củ khoai nướng để cả chiều thành tro.
Theo Đồng Đức Bốn

Câu 3 (trang 66 sgk Tiếng Việt 5): Tìm tiếng có chứa ia hoặc iê thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ dưới đây :
a) Đông như …
b) Gan như cóc …
c) Ngọt như … lùi.
Trả lời:
a) Đông như kiến.
b) Gan như cóc tía.
c) Ngọt như mía lùi.
 

Soạn bài Dòng kinh quê hương, phần Chính tả, ngắn 3

1. Nghe – viết:

Dòng kinh quê hương

Cũng như mọi màu xanh trên khắp đất nước, màu xanh của dòng kinh quê hương gợi lên những điều quen thuộc… Vẫn như có một giọng hò đang ngân lên trong không gian có mùi quả chín, một mái xuồng vừa cập bến có tiếng trẻ reo mừng, và sau lưng tôi, tiếng giã bàng vừa ngưng lại thì một giọng đưa em bỗng cất lên… Dễ thương làm sao giọng đưa em lảnh lót của miền Nam vút lên đưa trẻ thơ và giấc ngủ, đưa con người vào niềm vui.

Theo Nguyễn Thi

2. Tìm một vần có thể điền vào cả 3 chỗ trống dưới đây

Chăn trâu đốt lửa trên đồng
Ra rơm thì ít, gió đông thì nh…..
Mải mê đuổi một con d…….
Củ khoai nướng để cả ch….. thành tro.

Theo Đổng Đức Bồn

Trả lời:
Chăn trâu đốt lửa trên đồng
Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều
Mải mê đuổi một con diều
Củ khoai nướng để cả chiều thành tro.

3. Tìm từ có chứa “ia” hoặc “iê” thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ dưới đây
a. Đông như …..
b. Gan như cóc….
c. Ngọt như…lùi
Trả lời:
a. Đông như kiến
b. Gan như cóc tía
c. Ngọt như mía lùi.

----------------------HẾT-------------------------

Ngoài Soạn bài Dòng kinh quê hương, phần Chính tả, để học tốt Tiếng Việt 5 hơn các em cần tìm hiểu thêm các bài viết khác như Soạn bài Luyện từ và câu: Từ nhiều nghĩa cũng như Soạn bài Cây cỏ nước Nam, Phần kể chuyện nằm trong phần soạn bài SGK Tiếng Viết lớp 5.

Bài ca về trái đất là bài học nổi bật trong Tuần 4 của chương trình học theo SGK Tiếng Việt 5, học sinh cần Soạn bài Bài ca về trái đất, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.

 

 


Qua bài soạn bài Chính tả Dòng kinh quê hương trang 65 SGK Tiếng Việt 5, tập 1, các em sẽ được luyện tập kĩ năng nghe- viết chính tả qua việc tập viết một đoạn trong bài Dòng kinh quê hương và được củng cố kiến thức chính tả về vần ia/iê qua việc làm bài tập điền từ.
Soạn bài Chính tả (Nghe-viết): Vẽ quê hương, Tiếng Việt lớp 3
Soạn Tiếng Việt lớp 2 - Cây đa quê hương
Soạn bài Chính tả Nghe viết: Thư gửi bà, Tiếng Việt lớp 3
Soạn bài Chính tả Nghe - viết: Quê hương ruột thịt, Tiếng Việt lớp 3
Soạn bài Về quê ngoại, nghe viết
Soạn Tiếng Việt lớp 2 - Sông Hương

ĐỌC NHIỀU