Soạn bài Đổi tên cho xã, Ngữ văn 8 Cánh Diều

Soạn bài Đổi tên cho xã


I. Soạn bài Đổi tên cho xã - Chuẩn bị:

* Gợi ý trả lời câu hỏi phần chuẩn bị:

- Nội dung văn bản: "Đổi tên cho xã" kể về diễn biến cuộc họp công bố sự kiện đổi tên xã Hạ Cà thành Hùng Tâm. Trong buổi ngày hôm đó, một loạt chức danh của người dân cũng được thay thế, trở nên "hiện đại" và "khoa học hơn". Từ đó, cho người đọc thấy được sự háo danh, thích sĩ diện của ông chủ tịch xã.

- Tác giả Lưu Quang Vũ (1948-1988):

+ Là nhà văn, nhà soạn kịch và nhà thơ có tiếng của văn học Việt Nam.

+ Có cha cũng là một nhà thơ, nhà soạn kịch.

+ Quê gốc ở Đà Nẵng, sinh ra tại Phú Thọ nhưng sau 1945 thì chuyển về sống tại Hà Nội.

+ Các tác phẩm của ông giàu tính hiện thực, tính nhân văn và in đậm dấu ấn từng giai đoạn trong cuộc sống.

+ Số lượng các tác phẩm đồ sộ (gần 50 vở kịch) ở tuổi 40.

+ Một vài tác phẩm tiêu biểu: Tập thơ "Mây trắng của đời tôi", "Bầy ong trong đêm sâu", "Những bông hoa không chết"; Truyện "Mùa hè đang đến", "Một vùng mặt trận"; Kịch "Sống mãi tuổi 17", "Hồn Trương Ba da hàng thịt", "Bệnh sĩ", "Tôi và chúng ta",...

 

II. Soạn bài Đổi tên cho xã - Đọc hiểu:

* Gợi ý trả lời câu hỏi phần đọc hiểu:


1. Đoạn chữ in nghiêng mở đầu này có nhiệm vụ gì?

- Đoạn chữ in nghiêng ở mở đầu có nhiệm vụ giới thiệu, mô tả bối cảnh (địa điểm, thời gian, không gian,...) và khái quát các nhân vật trong sự kiện đổi tên cho xã.


2. Chú ý địa danh và tên các nhân vật.

- Địa danh: phố Cà, xã Cà Hạ.

- Tên các nhân vật: ông Nha, anh Văn Sửu, ông Thình, ông bà Độp, anh Tỵ, ông Ruộng, cô Xoan, bà Thủ,...

- Những cái tên dân dã, đậm chất thôn quê.


3. Mục đích của cuộc họp là gì?

- Mục đích của cuộc họp là để thông báo xã Hạ Cà sẽ được đổi tên thành xã Hùng Tâm, phố Cà sẽ trở thành thị trấn Hùng Tâm.


4. Tên mới của xã khác gì tên cũ?

- Tên cũ: Hạ Cà - Nôm na, dân dã.

- Tên mới: Hùng Tâm - Nghe hay hơn, kêu hơn tên cũ nhưng thực chất cũng không mang ý nghĩa gì đặc biệt.


5. Vì sao một số dòng chữ được in nghiêng và để trong ngoặc đơn?

- Một số dòng chữ được in nghiêng và để trong ngoặc đơn bởi đó là những chỉ dẫn, mô tả cho hành động của các nhân vật.


6. Tên các chức vụ được thay đổi ra sao?


7. Ngôn ngữ hài hước được thể hiện ở chi tiết nào?

- Ngôn ngữ hài hước được thể hiện ở chi tiết một người hoạn lợn bình thường nay lại được mở một trụ sở riêng và thay cái tên "Trung tâm Triệt sản gia súc" cho bớt thô tục.


8. Chú ý cách ví von, so sánh của ông Nha.

- Cách ví von: Ông Nha coi Văn Sửu "như Nguyễn Trãi phò Lê Lợi", khen rằng "chú lắm chữ nghĩa giỏi".


9. Ngôn ngữ của ông Nha ở đoạn này có gì gây cười?

- Ở đoạn này, ngôn ngữ ông Nha sử dụng toàn những từ, cụm từ khó hiểu, vô nghĩa: "bung ra", "quê vợ của thằng em chồng con em gái của vợ thằng em vợ tôi", "bung ra pháo".


10. Dự đoán kết quả đổi mới của ông Nha.

- Theo em, việc đổi mới của ông Nha sẽ không những không thu được kết quả tích cực mà còn đem lại nhiều bất cập, khiến đời sống nhân dân ngày càng đi xuống.

 

III. Soạn bài Đổi tên cho xã - Sau khi đọc:

* Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:


Câu 1 trang 90 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều - tập 1:

- Nội dung chính: Đoạn trích kể lại diễn tiến cuộc họp thông báo việc đổi tên xã Hạ Cà thành Hùng Tâm và thay đổi luôn cách gọi chức vụ của một số người.

- Nội dung đoạn trích có mối liên hệ chặt chẽ đến nhan đề của vở kịch "Bệnh sĩ". Việc thay đổi tên gọi của những chức vụ mà người dân đang đảm nhiệm trong xã chính là biểu hiện của "bệnh sĩ". Những cái tên ấy nghe kêu hơn, hiện đại hơn nhưng thực chất hành động lại tầm phào, đã không thay đổi được gì lại còn khiến cuộc sống nhân dân càng thêm khó khăn.


Câu 2 trang 90 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều - tập 1:

- Cách trình bày kịch bản khác hoàn toàn với cách trình bày truyện ngắn, kí hoặc thơ. Ở kịch bản, ta thấy được những đoạn sắp xếp bối cảnh, chỉ dẫn hành động, sự xuất hiện của nhân vật. Trong văn bản cũng chỉ chủ yếu là lời đối thoại giữa các nhân vật với nhau.

- Các chỉ dẫn sân khấu trong tác phẩm:

+ "Tiếng trống ếch nổi lên. Hai thiếu niên một nam một nữ tiến vào bước đều theo nhịp trống, miệng hô: "Một, hai! Một, hai!". Tiếng trống ngừng".

+ "Tất cả vỗ tay".

+ "Tiếng trống, tiếng vỗ tay lại ran lên. Văn Sửu đứng dậy".

+ "ông Thình đứng dậy".

+ "Đứng dậy".

...

- Tác dụng: Chỉ dẫn hành động cho nhân vật. Đồng thời, giúp người đọc hình dung được bối cảnh tại thời điểm đó.


Câu 3 trang 90 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều - tập 1:

Một vài đặc điểm của hài kịch được thể hiện rõ trong văn bản "Đổi tên cho xã":

- Dùng tiếng cười để châm biếm, đả kích, phê phán thói hư tật xấu, cái lố bịch trong đời sống: hành động đổi tên chức vụ của nhân dân xã Hùng Tâm.

- Xung đột giữa cái xấu, cái thấp hèn (bệnh giả dối, ảo tưởng) và cái tốt đẹp (sự chân thực, thật thà).

- Nhân vật có hành động mâu thuẫn với phẩm chất, từ đó trở nên lố bịch, hài hước: ông chủ tịch xã Toàn Nha không biết gì về khoa học nhưng luôn nói những điều hiện đại, công nghệ, đổi mới, cao siêu.

- Thủ pháp phóng đại: lời lẽ của ông chủ tịch xã toàn là những điều hoa mĩ nhưng sáo rỗng, thể hiện bệnh khoa trương, hình thức một cách lố bịch.


Câu 4 trang 90 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều - tập 1:

- Nhân vật ông chủ tịch xã Toàn Nha tiêu biểu cho kiểu người sống giả dối, hình thức trong xã hội.

- Đặc điểm tính cách nhân vật:

+ Mong ước xây dựng và phát triển một xã khoa học, tiến bộ chỉ để vẻ vang, mát mày mát mặt với cấp trên và các xã khác.

+ Tìm hiểu nơi khác một cách hời hợt, qua loa, không biết phân tích tình hình thực tế của xã mình.

+ Muốn phát triển kinh tế của xã nhưng lại bỏ đi những công việc chính, quan trọng, là cần câu cơm của nhân dân.

+ Nói những định hướng khoa trương, sử dụng nhiều từ khoa học một cách sáo rỗng.

+ Thay đổi tên gọi chức vụ của người dân bừa bãi, tràn lan nhưng đến chính người dân cũng không biết mình phải làm gì.


Câu 5 trang 90 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều - tập 1:

- Theo em, văn bản "Đổi tên cho xã" đã nêu và phê phán "bệnh thành tích", "bệnh sĩ". Hiện tượng này đã xuất hiện từ lâu, đem lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho cuộc sống con người. Chúng không chỉ xuất hiện ở trong cơ quan, đoàn thể mà còn xuất hiện ngay cả trong trường lớp. "Bệnh thành tích", "bệnh sĩ" khiến con người ta hành động mù quáng, không hiểu được bản chất vấn đề cũng như tạo nên những "lỗ hổng" trong tập thể. Việc đưa chủ đề này vào trong văn học chính là một cách hữu hiệu để cảnh bảo mọi người về tác hại của "bệnh sĩ", "bệnh thành tích". Đồng thời, đem đến nhiều thông điệp tích cực, hướng xã hội phát triển ngày một tốt đẹp, văn minh, lành mạnh hơn.


Câu 6 trang 90 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều - tập 1:

Một số tác hại của "bệnh sĩ" trong cuộc sống:

- Đối với cá nhân:

+ Tạo nên thói dối trá, khoác lác nhằm nâng cao, tâng bốc bản thân.

+ Dễ sinh thói ghen ghét, đố kị, hành động tiêu cực, hạ thấp người khác nhằm thể hiện mình.

+ Dễ bị kẻ xấu lợi dụng, lừa gạt, hãm hại.

- Đối với cộng đồng, xã hội:

+ Bị ảnh hưởng tiêu cực bởi những người mắc "bệnh sĩ".

+ Xã hội trở nên trì trệ, chậm phát triển.

+ Tệ nạn gia tăng, ảnh hưởng xấu đến đời sống con người.


- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Bằng tài năng cùng cái nhìn đậm chất hiện thực của mình, Lưu Quang Vũ đã đem đến nhiều thông điệp, bài học vô cùng quý giá dành cho người đọc, người xem. Để tham khảo thêm các bài mẫu khác, mời em ghé qua kho tài liệu bên Taimienphi.vn nhé: Soạn bài Cái kính; Soạn bài Thi nói khoác.

Lưu Quang Vũ là một trong những nhà soạn kịch có tầm ảnh hưởng nhất đối với nền văn học Việt Nam. Để hiểu hơn về phong cách sáng tác của ông, mời các em tham khảo phần Soạn bài Đổi tên cho xã, Ngữ văn lớp 8 Cánh Diều, học kì I do đội ngũ Taimienphi.vn biên soạn nhé.
Soạn bài Quê người, Ngữ văn 8 Cánh Diều
Soạn bài Gió lạnh đầu mùa, Ngữ văn 8 Cánh Diều
Soạn bài Treo biển, Ngữ văn 8 Cánh Diều
Soạn bài Nghị luận về một vấn đề xã hội, Ngữ văn lớp 10, Cánh Diều
Soạn bài Sao băng, Ngữ văn 8 Cánh Diều
Soạn bài Người mẹ vườn cau, Ngữ văn 8 Cánh Diều

ĐỌC NHIỀU