Soạn bài Cáo bệnh, bảo mọi người, Soạn văn lớp 10

Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2
3. Bài soạn số 3

Soạn bài Đọc thêm: Cáo bệnh, bảo mọi người

 

1. Soạn bài Đọc thêm: Cáo bệnh, bảo mọi người, Ngắn 1

Câu 1.
Hai câu thơ nói lên quy luật vận động tuần hoàn của tự nhiên. Nếu đảo hai câu thơ 2 lên vị trí câu đầu sẽ làm ý thơ thay đổi. Tuy vẫn giữ được quy luật biến đổi nhưng sự vận động trong câu thơ sẽ biến mất.
Câu 2.
Câu 3 và 4 nói lên quy luật sinh lão bệnh tử trong cuộc sống theo quan niệm của Phật giáo. Hai câu thơ cho thấy tâm trạng bâng khuâng nuối tiếc thời gian của tác giả.
Câu 3.
Hai câu thơ cuối khép lại bài hư không phải là thơ tả cảnh thiên nhiên. Thiên nhiên có được nhắc đến trong bài thơ tuy nhiên ẩn sâu trong tầng nghĩa thực là một tảng băng chìm với hàm ý nhắc tới một quan niệm, một triết lí có trong đạo phật - triết lí vô vi.
Câu thơ đầu khẳng định “Xuân qua trăm hoa rụng” vậy mà câu cuối lại nói “chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết”. Ở đây hai câu thơ không hề mâu thuẫn với nhau. Hàm ý của câu cuối chính là chỉ trạng thái “niết bàn” trong đạo phật hình tượng hóa qua hình ảnh cành mai.
Câu 4.
Bài thơ được kết cấu theo cấu trúc vòng tròn, tuần hoàn lặp lại. Mở đầu bài thơ là hình ảnh hoa rụng, hoa tàn của mùa xuân, kết thúc bài thơ vẫn là hình ảnh mùa xuân tàn. Hình ảnh “nhất chi mai” kết lại bài thơ tượng trưng cho sức sống, sự vươn lên mãnh liệt của con người cả trong thực tế và trong nhận thức. Đồng thời ta còn bắt gặp ở đó cái tâm trạng bâng khuâng luyến tiếc thời gian tuần hoàn chảy trôi của tác giả.
 
----------------------HẾT BÀI 1-------------------------

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Cảm xúc mùa thu để chuẩn bị Soạn bài Cảm xúc mùa thu - Thu hứng trước.

Hơn nữa, Phân tích bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão để làm sáng tỏ hào khí đời Trần là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 10 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.
 

2. Soạn bài Đọc thêm: Cáo bệnh, bảo mọi người, Ngắn 2

Câu 1 (trang 141 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Bốn câu thơ đầu nói về quy luật sinh hóa tự nhiên của sự vật (hoa) để thấy được quy luật cuộc sống con người. Đó là sự chuyển động của mọi vật trong tự nhiên, không bao giờ đứng yên mà luôn có sự biến đổi - vòng luân hồi của cuộc sống.
- Tác giả nhìn sự vật theo quy luật phát triển tự nhiên: Mùa xuân qua rồi xuân lại tới, hoa rụng rồi hoa lại tươi. Mặc dù đảo ngược ý của hai câu thơ đầu vẫn có thể nói lên sự tuần hoàn của tự nhiên: xuân tới rồi xuân sẽ qua, hoa tươi rồi hoa sẽ tàn nhưng nói như vậy sự vận động của sự vật sẽ được nhìn dưới cái nhìn thiếu tích cực hơn.

Câu 2 (trang 141 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Con người cũng như bông hoa kia, luôn vận động không ngừng, và không thể thoát khỏi vòng xoay: sinh - lão - bệnh - tử. Việc đời cứ trôi qua và chớp mắt một cái, tuổi già đã đến rất gần. Nhưng ở đây, ta còn thấy sự đối lập khi so sánh hoa với người: nếu hoa rụng thì sẽ lại tươi nhưng con người thì "già đến rồi". Sự đối lập này cho thấy sự vô thủy vô chung của thời gian, cái khoảnh khắc đã trôi qua chỉ tựu như ảo giác.

Câu 3 (trang 141 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Hai câu thơ cuối không đơn thuần là tả cảnh thiên nhiên mà nó còn thể hiện quan niệm triết lí Phật giáo. Khi con người đã đã giác ngộ - đã thấu hiểu mọi chân lí, quy luật của cuộc sống thì trong họ đã có một sức mạnh khác, lớn lao và có thể vượt lên trên lẽ thường tình. Mùa xuân đi rồi, tưởng rằng hoa sẽ tàn hết nhưng trong đêm đông gió rét ta bắt gặp hình ảnh cành mai đang nở rộ. Trong thơ thiền nói riêng hay văn học trung đại nói chung, hình ảnh tùng - cúc - trúc - mai đã trở thành những hình ảnh tiêu biểu khi nói đến những người có tâm hồn và nhân cách cao cả, của những bậc thiền sư. Cành mai kia không giống như những loài hoa nở vào mùa xuân rồi tàn ngay sau đó. Hoa mai vẫn còn đó khi các loài hoa khác tàn, vẫn một mình nở rộ trong đêm đông khắc nghiệt. Đây có thể coi là hình ảnh cho những người đã vượt qua những lẽ thường tình để sống mãi khi những thứ khác đã lụi tàn hết.

Câu 4 (trang 141 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Cả bài thơ đã thể hiện cái nhìn lạc quan của tác giả về cuộc sống. Mở đầu bài thơ, tác giả nói đến quy luật phát triển tự nhiên của vạn vật (lấy hoa làm biểu trưng) nhưng với cái nhìn tích cực: xuân đi rồi xuân sẽ đến, hoa tàn thì sẽ lại tươi, lớp này thay thế lớp kia, nối tiếp nhau sinh sống. Hai câu thơ tiếp theo thể hiện triết lí của Phật giáo, về bánh xe luân hồi luôn quay mãi không dừng - về đời người luôn phải chuyển động nhưng không vì thế mà mất đi sự lạc quan. Hai câu kết nhắc lại ý của hai câu đầu dưới sự phủ định: xuân qua không có nghĩa hoa sẽ rụng hết. Hình ảnh cành mai trải qua đêm tuyết vẫn nở thể hiện sức sống lạ thường. Qua hình ảnh này, ta thấy được một quan niệm vượt lên trên những lối sống tầm thường, cái nhìn lạc quan về cuộc sống, về kiếp luân hồi của đời người.

 

3. Soạn bài Đọc thêm: Cáo bệnh, bảo mọi người, Ngắn 3

Câu 1(trang 141 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Bốn câu thơ đầu: quy luật sinh hóa của tự nhiên, con người, vạn vật trong vũ trụ không bao giờ bất biến
+ Sự sống là một vòng luân hồi
+ Nếu đảo ngược vị trí câu thơ thứ hai lên đầu câu, dù vẫn nói được quy luật biến đổi nhưng sự vận động theo quy luật
Nhưng câu thơ cuối đã đảo ngược trật tự tuần hoàn trong tự nhiên: xuân tới, xuân hoa, hoa nở, hoa tàn.

Câu 2 (Trang 141 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Câu ba và câu bốn nói lên quy luật đời người: sinh, lão, bệnh, tử theo quan niệm Phật giáo.
+ Con người trải qua thời gian sẽ tới tuổi già
+ Thời gian vẫn trôi chảy không ngừng dù con người có già đi
- Cuộc đời con người được ví như ảo ảnh
→ Hai câu thơ cuối là sự bâng khuâng tiếc nuối bởi thời gian tạo hóa vô tận, còn đời người thì ngắn ngủi

Câu 3 (trang 141 sgk ngữ văn 10 tập 1)

Tác giả mượn thiên nhiên nói tới quan niệm triết lý của Phật giáo: con người khi hiểu được chân lí và quy luật thì sẽ vượt lên trên lẽ sinh diệt thông thường.
+ Thiền sư khi đắc đạo về cõi niết bàn, không sinh, không diệu như nhành mai kia cứ tươi bất kể xuân tàn
+ Tác giả mượn việc miêu tả thiên nhiên để nói tới quan niệm trong đạo Phật, con người giác ngộ sẽ vượt lên lẽ sinh diệt thường tình
→ Câu thơ cuối không hề có sự mâu thuẫn lẫn nhau, hình tượng hoa mai là biểu tượng cho ý niệm niết bàn của Phật giáo.

Câu 4 (trang 141 sgk ngữ văn 10 tập 1)

- Cách mở đầu và kết thúc bài thơ tạo ra cấu trúc vòng tròn, có sự đối lập:
+ Mở đầu bằng hình ảnh hoa nở, hoa tàn sau đó, kết thúc bài thơ hình ảnh xuân tàn nhưng nổi bật hình ảnh "chi mai"- nhành mai.

- Từ ngữ làm nên tính chất khẳng định của câu kết:+ "Nhất chi mai": hình ảnh hoa mai tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của con người vượt trên khó khăn. Cũng như sự giác ngộ trong nhận thức của con người
- Tâm trạng nhà thơ bâng khuâng, nuối tiếc của tác giả trước sự chảy trôi của thời gian

---------------------HẾT------------------------------

Tìm hiểu chi tiết nội dung phần Cảm nhận về bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi để học tốt môn Ngữ Văn 10 hơn.

Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị bài học sắp tới với phần Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn 10 của mình.

Trong phần soạn bài Cáo bệnh, bảo mọi người trang 141 SGK Ngữ văn 10, tập 1 hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các em học sinh trả lời các câu hỏi sách giáo khoa để tìm hiểu về quy luật sinh hóa tự nhiên của sự vật từ đó thấy được quy luật cuộc sống của con người và sự lạc quan về cuộc sống, về kiếp luân hồi của con người mang đậm màu sắc Phật giáo.
Sơ đồ tư duy Cáo bệnh bảo mọi người
Cảm nhận về bài thơ Cáo bệnh bảo mọi người
Tổng hợp soạn văn lớp 10, bài giảng môn văn 10 hay nhất
Soạn bài Bình Ngô đại cáo phần 1: Tác giả, Ngữ văn lớp 10
Soạn bài Đại cáo bình Ngô: phần Tác phẩm, Ngữ văn lớp 10
Soạn Tiếng Việt lớp 3 - Báo cáo hoạt động, Tập làm văn

ĐỌC NHIỀU