* Gợi ý trả lời câu hỏi phần chuẩn bị:
Một vài thông tin về tác giả Nguyễn Nhật Ánh:
- Sinh năm 1955, là một nhà thơ, nhà văn, bình luận viên.
- Quê quán: làng Đo Đo, xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
- Sự nghiệp văn học:
+ Ông có bài thơ đầu tiên được đăng báo vào năm 13 tuổi.
+ Trước khi trở thành nhà văn, ông từng có thời gian đi dạy học và viết báo.
+ Được biết đến qua các tác phẩm về đề tài tuổi mới lớn, thanh thiếu niên.
+ Cho đến nay, ông đã có hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại.
+ Ông là một trong số rất ít những nhà văn hiện đại vẫn còn đang sống tốt với nghề viết.
+ Ông đã đạt được nhiều giải thưởng danh giá về văn học.
- Các tác phẩm tiêu biểu:
+ "Mắt biếc".
+ "Cô gái đến từ hôm qua".
+ "Kính vạn hoa".
+ "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh".
+ "Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ".
...
* Gợi ý trả lời câu hỏi trong khi đọc:
1. Chú ý ngôi kể và tác dụng của ngôi kể đó.
- Ngôi kể thứ nhất, người kể xưng "tôi".
- Tác dụng:
+ Tăng sự chân thực cho câu chuyện.
+ Góp phần bộc lộ rõ hơn tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật.
2. Tình huống dẫn đến ý định "đánh nhau" là gì?
- Tình huống dẫn đến ý định "đánh nhau" là trong trận bóng giao hữu, bàn thắng của nhân vật "tôi" không được Nghi công nhận vì lỗi việt vị. Do không bên nào chịu bên nào nên trận bóng kết thúc trong sự hậm hực. Nghi còn trêu tức nhân vật "tôi" khiến cậu ta giận tím mặt.
3. Chú ý các lời đối thoại của hai nhân vật, từ đó có thể thấy rõ hơn đặc điểm nhân vật "tôi".
- Đặc điểm nhân vật "tôi" qua đoạn đối thoại với Phước: nóng nảy, hiếu thắng.
4. So với dự định ban đầu thì sự việc xảy ra ở phần 3 khác như thế nào?
- So với dự tính ban đầu, Nghi đã chủ động tìm gặp nhân vật "tôi" để đưa cuốn luật bóng đá và rủ cậu đi xem phim cùng.
5. Tranh minh họa cho chi tiết, sự việc gì trong truyện?
- Bức tranh minh họa cho sự việc nhân vật "tôi" chặn đường Nghi trong khi Phước núp ở bụi cây. Lúc này, trái ngược với sự hào hứng của Nghi, nhân vật "tôi" lại lo lắng, chột dạ, cầm chặt "vũ khí" của mình để đề phòng.
6. Trong phần 4, điều gì khiến người đọc hồi hộp?
- Điều khiến người đọc hồi hộp là lúc Phước hiểu nhầm "tín hiệu" mà nhân vật "tôi" đưa ra, giơ ná chuẩn bị bắn Nghi.
7. Qua phần 4, em thấy Nghi là người như thế nào?
- Qua phần 4, em thấy Nghi là một cậu bạn rất vô tư, tốt bụng. Tuy cậu ta trêu chọc nhân vật "tôi" ở trận bóng nhưng lại chủ động về lấy quyển sổ ghi luật mang cho bạn, muốn mọi người cùng biết luật để tránh xô xát sau này. Có trong tay ba vé xem phim, cậu không ngần ngại mời "tôi" và Phước đi xem cùng.
8. Tranh minh họa nhắc em tới câu tục ngữ nào về sự đoàn kết?
Tranh minh họa nhắc em tới câu tục ngữ:
"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"
* Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 trang 74 SGK Ngữ văn 6 - tập 2:
- Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất.
- Ví dụ:
+ Lời người kể chuyện: "Tôi mới cầm tờ giấy nhám lên thì thằng Phước tới", "Chết cha! Vậy là nó đã chuẩn bị rồi!",...
+ Lời nhân vật: "Đánh nhau ấy à?", "Mày tìm tao chi vậy?",...
Câu 2 trang 74 SGK Ngữ văn 6 - tập 2:
- "Điều không tính trước" trong câu chuyện chính là hành động của Nghi. Cậu đã chủ động hòa giải với nhân vật "tôi" bằng cách tặng quyển sổ ghi luật bóng đá và rủ đi xem phim. Qua đó, ta thấy Nghi là một cậu bạn rất vô tư, biết suy nghĩ thấu đáo, nhiệt tình và tốt bụng.
Câu 3 trang 74 SGK Ngữ văn 6 - tập 2:
- Nhân vật "tôi" trong truyện là một người dễ nóng nảy, hiếu thắng, nông nổi và có tính cách rất trẻ con. Tuy vậy, đây cũng là một người rất tốt bụng, biết thay đổi để trở nên tốt hơn.
- Một vài chi tiết nhà văn đã dùng để khắc họa đặc điểm nhân vật "tôi":
+ Hăng máu chuẩn bị đi đánh nhau.
+ Cay cú khi bị Nghi trêu chọc, muốn cho Nghi biết tay.
+ Lục lọi khắp nơi để tìm vũ khí nhằm đi báo thù.
+ Rủ rê Phước đi đánh nhau, khích tướng để Phước chấp nhận.
+ Lên kế hoạch tỉ mỉ cho trận "báo thù".
+ Chắn giữa để tránh Phước bắn phải Nghi.
Câu 4 trang 75 SGK Ngữ văn 6 - tập 2:
- Điều tạo nên sự hấp dẫn cho cái kết của truyện chính là việc ba cậu bé trở thành bạn tốt, cùng khoác vai nhau đi xem phim.
Câu 5 trang 75 SGK Ngữ văn 6 - tập 2:
- Qua câu chuyện, tác giả muốn ca ngợi sự đoàn kết, gắn bó giữa người với người; đồng thời phê phán cách hành động nông nổi, thiếu suy nghĩ, giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực.
- Điều mà em thấy là thấm thía và sâu sắc nhất chính là sự phê phán dành cho những hành động nông nổi, thiếu suy nghĩ, bạo lực. Vì theo em, cách giải quyết vấn đề bằng bạo lực không bao giờ mang lại kết quả tốt. Ngược lại, nó còn để lại những hậu quả nghiêm trọng, khó lường.
Câu 6 trang 75 SGK Ngữ văn 6 - tập 2:
- Theo ý hiểu của em, kết thúc truyện chính là một thông điệp, bài học giá trị về tình bạn, tình đoàn kết. Ba người đã gạt bỏ xích mích, trở thành bạn bè thân thiết. Chi tiết "Nắng chiếu...người khổng lồ trong truyện cổ" đã chứng tỏ sức mạnh của họ khi đoàn kết lại với nhau.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Điều không tính trước là câu chuyện vô cùng ý nghĩa về tình bạn và sự đoàn kết. Em hãy thường xuyên ghé qua Taimienphi.vn để tham khảo thêm những bài soạn, văn mẫu lớp 6 khác nhé: Soạn bài Bức tranh của em gái tôi ngắn gọn, Soạn bài Chích bông ơi và nhiều bài khác theo chương trình học.