Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2, Ngữ văn lớp 10, Kết nối tri thức với cuộc sống

Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2, Ngữ văn lớp 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Soạn văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống


I. Củng cố mở rộng

1. Qua bài học này, theo bạn, những điều gì làm nên vẻ đẹp của thơ ca?
* Trả lời:
Qua bài học này, theo em, những điều làm nên vẻ đẹp của thơ ca là:
- Nghệ thuật: cách tổ chức ngôn ngữ thơ bao gồm:
+ Tính hàm súc: ẩn dụ, so sánh, hoán dụ,...
+ Giàu tính nhạc: cách ngắt nhịp, gieo vần, hòa thanh bằng trắc,....
- Nội dung:
+ Suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm của tác giả được phản ánh qua hình tượng nghệ thuật và nhân vật trữ tình.
2. Thảo luận nhóm về một trong các chủ đề: (1) Tại sao nên đọc thơ?; (2) Thế nào là một bài thơ hay?
* Gợi ý:
(1) Tại sao nên đọc thơ?
* Nên đọc thơ vì thơ có khả năng:
- Làm phong phú đời sống nội tâm và thanh lọc tâm hồn.
- Kích thích khả năng sáng tạo thẩm mỹ.
- Mở rộng quan niệm thẩm mĩ và cảm nhận của cá nhân.
(2) Thế nào là một bài thơ hay?
* Bài thơ hay là bài thơ:
- Bộc lộ sâu sắc những tình cảm, cảm xúc gần gũi với đời sống con người.
- Phản ánh được tư tưởng, quan niệm nghệ thuật sâu sắc, độc đáo của nhà thơ.
- Ngôn ngữ thơ giàu tính thẩm mĩ.
3. Đọc lại tất cả tác phẩm thơ đã học trong bài. Sưu tầm, tập hợp một số bài thơ khác cùng thể thơ hoặc cùng đề tài và ghi chép ngắn gọn những điều bạn tâm đắc khi đọc những bài thơ đó.
* Trả lời:
- Tập hợp một số bài thơ khác cùng đề tài thiên nhiên:
+ "Mùa xuân nho nhỏ" - Thanh Hải: Bài thơ miêu tả bức tranh mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống đồng thời bày tỏ tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước con người của tác giả và ước nguyện được cống hiến cho đất nước của ông.
+ "Sang thu" - Hữu Thỉnh: Bài thơ diễn tả sự chuyển mình giữa mùa hạ sang mùa thu với những đường nét độc đáo thể hiện tài quan sát, cảm nhận tinh tế của tác giả trước hiện tượng tự nhiên. Đồng thời, thể hiện sự suy tư, chiêm nghiệm sâu sắc của tác giả về con người và cuộc sống.
+ "Rằm tháng giêng" - Hồ Chí Minh: Bài thơ khắc họa hình ảnh đêm trăng ở chiến khu Việt Bắc, qua đó bộc lộ tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước và niềm tin chiến thắng vào sự nghiệp cách mạng của đất nước.
4. Tìm đọc thêm một số bài phân tích thơ, từ đó rút ra kinh nghiệm về cảm nhận và phân tích thơ ca.
Học sinh tự tìm đọc thêm một số bài phân tích thơ.
* Trả lời:
- Kinh nghiệm về cảm nhận và phân tích thơ ca:
+ Xác định đề tài của bài thơ.
+ Nắm được kiến thức cơ bản về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.
+ Nhận diện được thể thơ và đặc trưng của mỗi thể thơ.
+ Xác định nhân vật trữ tình, mạch cảm xúc của bài thơ để thấy được tư tưởng, chủ đề của tác phẩm cũng như quan niệm sáng tạo, phong cách nghệ thuật của nhà văn.
+ Đọc kĩ bài thơ, cảm nhận, phân tích thơ thông qua ngôn ngữ thơ, cách ngắt nhịp, cách gieo vần, âm hưởng thơ, tứ thơ, bố cục,... để từ đó thấy được vẻ đẹp của hình tượng trung tâm.

Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 2, Ngữ văn lớp 10, Kết nối tri thức với cuộc sống

5. Hãy phân tích một bài thơ được bạn đánh giá là hay (ngoài bài đã được phân tích trong phần Viết của bài học).
* Trả lời:
Đề bài: Phân tích bài thơ "Tức cảnh Pác Bó: của tác giả Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh không chỉ là nhà lãnh đạo kiệt xuất của dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới mà còn là nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Sau ba mươi năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài, Bác đã trở về Tổ Quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong nước. Trong hoàn cảnh hết sức gian khổ ở trong hang Pác Bó (Cao Bằng), một hang núi nhỏ sát biên giới Việt - Trung, vào tháng 2 năm 1941 Bác đã cho ra đời bài thơ "Tức cảnh Pác Bó như một cách để ghi dấu lại những tháng ngày hoạt động ở nơi đây.
Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" là bài thơ hay đặc sắc cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Tác phẩm được viết theo thể thơ tứ tuyệt bình dị pha chút dí dỏm cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ. Được làm cách mạng, sống hòa hợp với thiên nhiên là niềm hạnh phúc lớn lao đối với Bác.
Trong ba câu thơ đầu "Sáng ra bờ suối, tối vào hang, / Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng/ Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng" đã miêu tả cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở núi rừng Pác Bó. Ở hai câu thơ đầu, Bác đã sử dụng phép đối giữa cặp từ chỉ thời gian "sáng" - "tối" và hành động "ra" - "vào" kết hợp với nhịp thơ 4/3 cho thấy sự đều đặn, liên tục quay vòng của Bác khi sống ở Pác Bó. "Suối" và "hang" đều là những danh từ chỉ địa điểm gắn liền với cảnh thiên nhiên ở núi rừng Tây Bắc gợi ra sự thiếu thốn, hoang sơ nhưng đây cũng chính là nơi ở, sinh hoạt và làm việc của Người. Mặc dù hoàn cảnh thiếu thốn, gian khổ đủ đường nhưng Bác vẫn luôn giữ sự quy củ, kỉ cương trong thói quen của mình.
Sống và làm việc nơi núi rừng hoang vu nên bữa ăn của Bác cũng hết sức đơn sơ, giản dị:
"Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng"
Nhịp thơ 4/3 được thay thế bằng cách ngắt nhịp 2/2/3 cho thấy sự đùa vui, dí dỏm của Bác trước cuộc sống hiện thực. "Bẹ" và "măng" đều được coi là những đặc sản vùng cao, được chế biến thành "cháo" và "rau" thay thế cho cơm. Cả hai món ăn này thường xuyên có mặt trong bữa ăn hàng ngày của Bác, được chuẩn bị đầy đủ để phục vụ Người. Ăn uống đạm bạc nhưng chúng ta vẫn thấy được tâm thế sẵn sàng đón nhận của Bác, của một người chiến sĩ cộng sản không ngại đương đầu với khó khăn. Trong hoàn cảnh đất nước đang chịu cảnh lầm than, Bác không than vãn, đòi hỏi sản vật hay cao lương mĩ vị, trái lại vui vẻ đón nhận, thích ứng với hoàn cảnh gian khổ như một cách để chia sẻ với nỗi khổ của nhân dân.
Không chỉ thiếu thốn về điều kiện sinh sống, ngay cả điều kiện làm việc của Bác cũng cũng không được đảm bảo khi "bàn đá chông chênh dịch sử Đảng". Từ láy "chông chênh" gợi ra sự mất cân bằng, không đứng vững nhưng sự "chông chênh" của chiếc bàn đá cũng không thể ngăn được sự quyết tâm, cứng rắn của người làm cách mạng. Trên chiếc bàn đá ấy. Người đã dịch vắn tắt tài liệu "Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô" để làm tài liệu học tập cho các bộ cách mạng. Cuốn tài liệu này sẽ là phương tiện để đào tạo ra những người cán bộ cốt cán, đóng vai trò lãnh đạo và là những người góp phần xoay chuyển vận mệnh đất nước khỏi ách thống trị của Thực dân.
Vượt lên trên mọi trở ngại, Bác vẫn cho rằng: "Cuộc đời cách mạng thật là sang." Được phụng sự cho sự nghiệp cách mạng của Tổ quốc là niềm vinh dự, hạnh phúc lớn lao của cả cuộc đời Bác. Chính vì vậy, từ "sang" được coi là nhãn tự của cả bài thơ khi nó nói lên được ý chí kiên định, vững vàng, quyết tâm vượt lên trên mọi gian khổ của người chiến sĩ cách mạng và niềm tin của Bác vào tương lai tươi sáng của đất nước.
Tóm lại, bài thơ với giọng điệu dí dỏm, nhịp thơ uyển chuyển, khéo léo cùng ngôn ngữ thơ trong sáng, giàu sức gợi hình, gợi cảm đã cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, tự tại của Bác Hồ trong cuộc cách mạng đầy gian khổ.
Thơ ca là tiếng nói cất lên từ những rung cảm lắng đọng và sâu sắc. Chỉ cần đọc hiểu tốt ý nghĩa tường minh và ý nghĩa hàm ẩn, các em hoàn toàn có thể tự mình đào sâu và khám phá vẻ đẹp ngôn từ trong thơ.

Các bài soạn văn mẫu lớp 10 khác:
- Soạn bài Cánh đồng (Ngân Hoa), Ngữ văn lớp 10, Kết nối tri thức với cuộc sống
- Soạn bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Trích, Thân Nhân Trung), Ngữ văn lớp 10, Kết nối tri thức với cuộc sống

Taimienphi.vn luôn đồng hành và giúp đỡ các em trong quá trình học tập. Mời các em cùng tham khảo bài soạn Củng cố, mở rộng bài 2, Ngữ văn 10, Kết nối tri thức với cuộc sống do đội ngũ biên tập viên đã biên soạn dưới đây.
Link tải Sách giáo khoa lớp 4 Kết nối tri thức PDF
Giải bài tập trang 65 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Toán lớp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống

ĐỌC NHIỀU