I. Cụm động từ là gì?
1. Các từ ngữ được in đậm trong câu sau bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?
Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người.
(Em bé thông minh)
- Đã, nhiều nơi: đi
- Cũng, những câu đố oái oăm để hỏi mọi người: ra.
2. Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm thì các từ bổ nghĩa trên trở nên lạc lõng, thừa hơn nữa làm cho câu trở nên tối nghĩa hoặc vô nghĩa.
3. Tìm một cụm động từ:
- Động từ: đi
- Cụm động từ: đang đi chơi công viên.
- Đặt câu: Hoa // đang đi chơi công viên.
Nhận xét: động từ làm vị ngữ trong câu. Cụm động từ làm vị ngữ trong câu.
⟹ Cụm động từ hoạt động trong câu như một động từ.
II. Cấu tạo của cụm động từ:
1. Vẽ mô hình cấu tạo của các cụm động từ trong câu đã dẫn ở phần I.
2. Tìm thêm những từ ngữ có thể làm phụ ngữ ở phần trước, phần sau cụm động từ:
- Các phụ ngữ trước bổ sung cho động từ về các ý nghĩa:
+, Quan hệ thời gian
+, tiếp diễn tương tự
+, khuyến khích hoặc ngăn cản hành động.
+, khẳng định hoặc phụ định hành động.
⟹ Phụ ngữ ở phần trước: đã, đang sẽ, hãy, đừng, chớ, không, chưa, chẳng…
- Các phụ ngữ đứng sau bổ sung cho động từ về:
+, Đối tượng, hướng, địa điểm
+, thời gian, mục đích, nguyên nhân.
+, phương tiện và cách thức hành động.
⟹ Phụ ngữ ở phần sau: xong, rồi, tốt, giỏi, sách, nhà…
III. LUYỆN TẬP:
1. Tìm các cụm động từ trong những câu sau:
a. Còn đang đùa nghịch ở sau nhà.
b.
- Yêu thương Mị Nương hết mực
- Muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
c.
- Đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán.
- Có thì giờ
- Đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.
2. Mô hình cụm động từ:
3. Nêu ý nghĩa của các phụ ngữ in đậm:
- Phụ ngữ “chưa” đứng trước động từ biết, trả lời mang ý nghĩa phủ định tương đối.
- Phụ ngữ “không” đứng trước động từ biết, đáp mang ý nghĩa phủ định tuyệt đối.
- Cả hai phụ ngữ đều nói lên sự thông minh, nhanh trí của em bé; Người cha chưa kịp nghĩ ra câu trả lời thì em đã đáp lại bằng một câu mà chính viên quan cũng không trả lời được.
4. Viết 1 câu trình bày ý nghĩa của truyện “Treo biển”:
“Treo biển” khuyên con người ta cần giữ vững quan điểm, chủ kiến của bản thân nhưng song song với nó vẫn cần lắng nghe, chắt lọc ý kiến của mọi người.
- Các cụm động từ: Khuyên con người ta, cần giữ vững quan điểm, vẫn cần lắng nghe, chắt lọc ý kiến của mọi người.
- Soạn bài Mẹ hiền dạy con
- Soạn bài Tính từ và cụm tính từ
I. Cụm động từ là gì
1. – Từ “đã”, “nhiều nơi” bổ sung ý nghĩa cho từ “đi”
- Từ “cũng” và cụm từ “những câu đố oái oăm để hỏi mọi người” bổ sung ý nghĩa cho từ “ra”
2. Khi bỏ các từ in đậm ở trên câu bị cụt ngủn, người nghe không hiểu.
3. Cụm động từ: nhảy nhót trên cành
Đặt câu: Sáng sớm, bầy chim sâu nhảy nhót trên cành.
→ Cụm động từ đóng vai trò là vị ngữ trong câu
II. Các loại động từ chính
Mô hình cấu tạo của cụm động từ:
2. Những từ làm phụ ngữ ở phần trước: đã, sẽ, đang, sắp…
Những từ làm phụ ngữ phía sau bổ sung cho phần trung tâm: thường là các danh từ
III. LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 148 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Các cụm động từ:
a, còn đang đùa nghịch ở sau nhà
b, yêu thương Mị Nương hết mực
c, đành tìm cách giữ sứ thần
Bài 2 (trang 149 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Bài 3 (Trang 149 sgk ngữ văn 6 tập 1)
- Các từ in đậm: chưa (hành động có thể xảy ra và không (hành động không thể xảy ra).
→ Thể hiện sự thông minh nhanh trí của chú bé khi người cha chưa kịp phản ứng thì chú bé đã có câu trả lời.
Bài 4 (trang 149 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Truyện Treo biển mang lại tiếng cười nhẹ nhàng khi mượn câu chuyện cửa hàng bán cá nghe mọi người góp ý về tên biển quảng cáo cũng làm theo. Truyện này phê phán những người thiếu chủ kiến làm việc, hành động vội vàng, không suy nghĩ trước sau khi nghe ý kiến của người khác.
- Các cụm động từ: mang lại tiếng cười nhẹ nhàng; góp ý về tên biển quảng cáo; hành động vội vàng, không suy nghĩ trước sau; nghe ý kiến của người khác.
Chắc hẳn khi soạn bài Cụm động từ, các em học sinh đã có cơ hội được tìm hiểu và nắm vững hơn nội dung kiến thức này, cũng giống như cụm danh từ/ cụm tính từ, cụm động từ cũng bao gồm 3 phần: Phần trước, phần trung tâm và phần sau. Mỗi phần đều có đặc điểm và cấu tạo khác nhau để tạo nên cụm từ đúng. Và khi học bài học này, có lẽ nhiều em cũng khá băn khoăn không biết sử dụng cụm từ này để làm gì, thông qua những ví dụ phân tích và cách lí giải ở trên sẽ giúp các em giải đáp được phần nào thắc mắc của bản thân: Cụm động từ có cấu tạo chặt chẽ thường làm vị ngữ trong câu, giúp cách diễn đạt trở nên logic, phong phú hơn. Nếu các em muốn tìm hiểu hoặc ôn luyện lại phần nội dung kiến thức về cụm danh từ, cụm tính từ, có thể đón đọc trong các bài viết khác của chúng tôi.
Phần trước | Phần trung tâm | Phần sau |
Đã Cũng | Đi Ra | Nhiều nơi Những câu đố oái oăm để hỏi mọi người |
Phần trước | Phần trung tâm | Phần sau |
Còn đang | Đùa nghịch | ở sau nhà |
Yêu thương | Mị Nương hết mực | |
Muốn | Kén | cho con gái người chồng xứng đáng |
Đánh | Tìm cách giữ | Xứ thần ở công quán |
Có | Thì nhờ | |
Đi hỏi | Ý kiến em bé thông minh nọ |
Thạch Sanh là bài học nổi bật trong Bài 6 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 6, học sinh cần Soạn bài Thạch Sanh, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK. Phần trung tâm Phần sau Đã Cũng Đi Ra Nhiều nơi Những câu đố oái oăm để hỏi mọi người