I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,... làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
Ví dụ:
2. Các lối chơi chữ thường gặp là:
- Dùng từ ngữ đồng âm (như bài ca dao trên)
- Dùng lối nói trại âm (gần âm):
- Dùng cách điệp âm:
- Dùng lối nói lái:
- Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa:
+ Trái nghĩa:
+ Đồng nghĩa:
+ Gần nghĩa (cùng trường nghĩa):
(Các từ dùng trong bài đều là họ nhà cóc: nhái bén, chẫu chàng, nòng nọc, chẫu chuộc).
II. THỰC HÀNH - LUYỆN TẬP
A. Hướng dẫn làm bài tập trong SGK
1. Bài thơ chơi chữ theo cách dùng từ ngữ gần nghĩa: chỉ các loài rắn.
2. Hai câu này dùng các từ ngữ gần nghĩa để chơi chữ:
- câu thứ nhất: các em tìm những từ có nghĩa gần gũi với thịt.
- câu thứ hai: các em tìm những từ có nghĩa gần gũi với nứa.
3. Các em tự sưu tầm và chép vào Sổ tay văn học.
4. Các em tìm hiểu nghĩa của thành ngữ Hán Việt khổ tận cam lai (khổ: đắng; tận: hết; cam: ngọt; lại: đến). Thành ngữ này có nghĩa bóng là "hết khổ sở đến lúc sung sướng". Từ đó các em có thể suy ra Bác đã dùng lối chơi chữ đồng âm trong bài thơ này: cam (quả cam), với cam (ngọt).
B. Bài tập bổ sung
Hỡi cô cắt cỏ bên sông
Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây.
Bài ca dao trên đã chơi chữ theo những lối nào? Hãy chỉ ra và giải thích rõ.
------------------HẾT----------------------
Trên đây là phần Soạn bài Chơi chữ bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Soạn bài Chuẩn mực sử dụng từ và cùng với phần Soạn bài Ôn tập văn bản biểu cảm để học tốt môn Ngữ Văn lớp 7 hơn.