Soạn bài Chái bếp
* Soạn bài Chái bếp - Gợi ý trả lời câu hỏi phần hướng dẫn đọc:
- Cách thể hiện hình ảnh chái bếp trong bài thơ rất đặc sắc:
+ Chái bếp mang tâm tư, số phận của con người: "Chái bếp nằm nghe nằng nặng đêm/ Chái bếp thõng mình xình xịch đêm mưa".
+ Chái bếp gắn với hình ảnh người thân (cha mẹ), gắn với cuộc sống lao động: "nồi cám bao năm mẹ đun dở/Có mặt người dợm nắng dợm sương".
+ Chái bếp gắn với những nét sinh hoạt đặc sắc trong văn hóa người Dao: "thần bếp ngụ trong than củi".
- Khổ 1, 2: Từ hình ảnh chái bếp mở rộng sang hình ảnh của cha mẹ cùng kí ức tuổi thơ.
- Khổ 3, 4: Từ hình ảnh chái bếp liên tưởng đến những tập tục văn hóa, máng nước.
- Khổ 5: Chái bếp quay trở lại đầy ấm áo với hình ảnh mẹ đang rang ngô, cười nói vui vẻ.
- Nét đặc biệt: Bố cục đầu cuối tương ứng: chái bếp ở khổ đầu và khổ cuối đều gắn liền với hình ảnh của mẹ.
- Tác dụng của việc điệp từ "cho": thể hiện mong ước được trở về căn nhà, nơi có cha mẹ yêu thương, nơi lưu giữ bao tập tục văn hóa, cuộc sống lao động của người Dao.
- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: tình cảm nhớ thương quê hương da diết, mãnh liệt cùng niềm khát khao được trở về sống trong những giá trị văn hóa của cha ông.
- Chủ đề của bài thơ: Nỗi niềm bồi hồi, xúc động nhớ thương quê hương, nhớ người thân và những giá trị văn hóa của dân tộc.
- Em xác định được chủ đề của bài thơ dựa trên:
+ Biện pháp điệp ngữ: "cho tôi về" kết hợp với biện pháp liệt kê: "Có..." để thể hiện những điều mà nỗi nhớ hướng tới.
+ Những từ ngữ gợi cảnh sinh hoạt của người dân.
+ Bố cục đầu cuối.
+ Giọng thơ tha thiết.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
"Chái bếp" không chỉ là một hình ảnh đặc trưng trong lối sinh hoạt của người Dao mà nó còn đại diện cho nỗi nhớ người thân, quê hương của tác giả Lý Hữu Lương. Mời em tham khảo thêm những bài soạn khác có trên kho tài liệu của Taimienphi.vn như: Soạn bài Mưa xuân II; Soạn bài Những chiếc là thơm tho.