I. Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
- Rõ ràng chàng ngốc đã làm một việc quấy rối, gây phiền hà cho người khác.
- Bài học: Cần vận dụng phương châm hội thoại phù hợp với tình huống giao tiếp.
II. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
Câu 1: Chỉ có tình huống trong truyện Người ăn xin, phương châm lịch sự được tuân thủ, còn lại đều không tuân thủ phương châm hội thoại.
Câu 2:
- Câu trả lời của Ba không đáp ứng nhu cầu thông tin như An mong muốn.
- Phương châm hội thoại về lượng đã không được tuân thủ.
- Vì người nói không biết chính xác chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới được chế tạo vào năm nào.
Câu 3: Bác sĩ có thể không nói sự thật về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, chẳng hạn thay vì nói thật căn bệnh đã đến giai đoạn nguy kịch, không thể chữa được nữa, bác sĩ có thể động viên là nếu cố gắng thì bệnh nhân có thể vượt qua được hiểm nghèo. Nghĩa là người nói không tuân thủ phương châm về chất vì đã nói điều mà mình không tin là đúng. Nhưng đó là việc làm nhân đạo và cần thiết.
Câu 4:
- Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc”, nếu xét về nghĩa tường minh thì câu này không tuân thủ phương châm về lượng. Nhưng xét về hàm ý thì câu này vẫn tuân thủ phương châm về lượng.
- Ý nghĩa câu này: Tiền bạc chỉ là phương tiện để sống, chứ không phải là mục đích cuối cùng của con người.
III. Luyện tập
Câu 1: Ông bố không tuân thủ phương châm cách thức. Một đứa bé 5 tuổi không thể nhận biết dược Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao để nhờ đó mà tìm được quả bóng. Cách nói của ông bố đối với cậu bé là không rõ. Người nói đã không quan tâm đến đối tượng giao tiếp.
Câu 2: Thái độ của các vị khách (Chân, Tay, Tai, Mắt) là bất hòa với chủ nhà (lão Miệng). Lời nói của Chân và Tay không tuân thủ phương châm lịch sự. Việc không tuân thủ đó là không thích hợp với tình huống giao tiếp. Theo nghi thức giao tiếp, thông thường đến nhà ai, trước hết ta phải chào hỏi chủ nhà, sau đó mới đề cập đến chuyện khác. Trong tình huống này, các vị khách không chào hỏi gì cả mà nói ngay với chủ nhà những lời lẽ giận dữ, nặng nề, trong khi như ta biết qua câu này, sự giận dữ và nói năng nặng nề như vậy là không có lí do chính đáng.
I. Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp
Nhân vật chàng rể ...
Nhân vật chàng rể không tuân thủ đúng phương châm lịch sự vì không quan tâm đến tình huống giao tiếp cụ thể. Anh chàng đã ân cần hỏi thăm, thể hiện sự cảm thông nhưng lại không đúng lúc làm vất vả thêm cho người được hỏi han.
→ Bài học : Vận dụng phương châm hội thọai cần phù hợp với tình huống giao tiếp.
II. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại
Câu 1 (SGK Ngữ Văn 9 trang 37):
Trong các ví dụ về phương châm hội thoại đã phân tích, chỉ có tình huống trong truyện “Người ăn xin” là phương châm lịch sự được tuân thủ, còn lại đều không.
Câu 2 (SGK Ngữ Văn 9 trang 37):
Câu trả lời của Ba không đáp ứng đúng nhu cầu thông tin. Phương châm về lượng đã không được tuân thủ, An hỏi “năm nào” cụ thể nhưng Ba chỉ trả lời chung chung “đầu thế kỉ XX”. Có thể vì Ba cũng không biết chính xác câu trả lời.
Câu 3 (SGK Ngữ Văn 9 trang 37):
Có thể không tuân thủ phương châm về chất. Bác sĩ làm vậy vì trong một số tình huống, người bệnh cần có tinh thần lạc quan và nghị lực sống thì mới có cơ hội chữa bệnh. Nếu nói thật về tình trạng sức khỏe tồi tệ, rất có thể bệnh nhân mất niềm tin, không còn nghị lực cũng như cơ hội khỏi bệnh là rất thấp.
- Một số tình huống giao tiếp khác : chiến sĩ bị bắt vào tay giặc, gián điệp bị bắt.
Câu 4 (SGK Ngữ Văn 9 trang 37):
Về nghĩa bề mặt, nghĩa hiển ngôn, câu "tiền bạc chỉ là tiền bạc" không đem lại thông tin mới, tức là không tuân thủ phương châm về lượng. Nhưng xét nghĩa hàm ẩn, thì câu này chứa nội dung thông tin mới : tiền bạc chỉ là phương tiện chứ không phải là tất cả, có nhiều thứ khác còn quan trọng, quý giá hơn tiền bạc.
III. Luyện tập
Câu 1 (SGK Ngữ Văn 9 trang 38):
Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm cách thức. Đứa bé 5 tuổi còn chưa đọc sõi chữ thì làm sao đọc để biết được đâu là cuốn sách “Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao”, với đứa trẻ thì thông tin là mơ hồ.
Câu 2 (SGK Ngữ Văn 9 trang 38):
Thái độ và lời nói của Chân, Tay, Tai, Mắt đã vi phạm phương châm lịch sự. Việc không tuân thủ như vậy không có lí do chính đáng vì chúng với lão Miệng rõ ràng là có mối quan hệ khăng khít với nhau.
---------------------HẾT--------------------
Trên đây là phần Soạn bài Các phương châm hội thoại (Tiếp theo) bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Soạn bài Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh và cùng với phần Soạn bài Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh để học tốt môn Ngữ Văn lớp 9 hơn.
Cảnh ngày xuân là bài học nổi bật trong Bài 6 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 9, học sinh cần Soạn bài Cảnh ngày xuân, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.