Để tìm hiểu Polonium là gì? Mức độ nguy hiểm của nguyên tố này như thế nào và nguồn gốc của polonium, bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây của Taimienphi.vn.
Polonium-210 là một trong nguyên tố thuộc top nguyên tố hiếm nhất trên thế giới, được các nhà khoa học Marie và Pierre Curie phát hiện vào năm 1898 và được đặt tên là Polonium để vinh danh quê huơng đầu đời của các nhà khoa học là Poland.
Polonium-210 tồn tại trong vỏ Trái đất với nồng độ rất thấp, đồng thời nó cũng là nguyên tố nhân tạo trong các lò phản ứng hạt nhân. Với một số lượng nhỏ như vậy, Polonium-210 chủ yếu được sử dụng trong các thiết bị ngăn cản và triệt phá điện từ và không được tìm thấy trong cơ thể con người.
Polonium nguy hiểm như thế nào?
Polonium cực kỳ nguy hiểm, có thể cướp đi sinh mạng con người chỉ với một liều lượng nhỏ. Các chuyên gia nghiên cứu bức xạ của Anh cho biết khi polonium-210 đi vào máu, nó sẽ liên tục gây ra các hiệu ứng chết chóc.
Con người bị nhiễm polonium như thế nào?
Con người có thể bị nhiễm polonium khi ăn hoặc uống phải các đồ ăn đã bị nhiễm polonium, hít thở không khi bị ô nhiễm, và thậm chí là thông qua các vết thương.
Dấu hiệu, triệu chứng bị nhiễm polonium
Sau khi polonium xâm nhập vào cơ thể nạn nhân và phân rã, các hạt bức xạ alpha sẽ liên tục bắn phá các tế bào, gây tổn thương nghiêm trọng các cơ quan nội tạng và mô của cơ thể, khiến người bị nhiễm độc gần như vô phương cứu chữa.
Nguồn gốc của Polonium
Polonium có thể là sản phẩm phụ trong quá trình xử lý Uranium, nhưng thường thì chất phóng xạ gây chết người này có thể được tạo ra bằng phương pháp nhân tạo trong các lò phản ứng hạt nhân hoặc máy gia tốc hạt.
John Croft, chuyên gia bức xạ người Anh đã nghỉ hưu, từng nghiên cứu trường hợp Litvinenko, cho biết một liều Polonium cũng đủ để giết người chỉ có thể được cung cấp đến từ một chính phủ có đủ khả năng hạt nhân dân sự hoặc quân sự. Nhóm chính phủ đó, theo Croft, gồm có Nga và Israel. Ngoài ra còn có hàng chục quốc gia khác nữa, trong đó có Mỹ.
Bức xạ có thể phát hiện được không?
Các hạt alpha lớn bức xạ của Polonium không đi qua da và không bị máy dò phát hiện, nên chất này dễ dàng buôn lậu qua biên giới
Những ai đã bị nhiễm độc Polonium
Ngoài cựu điệp viên người Nga Alexander Litvinenko được cho là bị đầu độc Polonium ở London vào năm 2006, người ta cũng cho rằng con gái của Curies là Irene, chết vì bệnh bạch cầu và nguyên nhân gây ra căn bệnh có thể là do Irene vô tình tiếp xúc với Polonium trong phòng thí nghiệm.
Hy vọng sau bài viết trên đây của Taimienphi.vn,bạn đọc sẽ hiểu hơn về Polonium là gì, mức độ nguy hiểm của chất phóng xạ gây chết người này như thế nào. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi nào cần giải đáp, bạn đọc để lại ý kiến của mình trong phần bình luận bên dưới bài viết nhé, bạn đọc tham khảo thêm về Optivisum là thuốc gì? Nó có thực sự chữa được cận thị như Quảng cáo không tại đây.
Ngoài ra, chất độc Xyanua là loại thuốc mà ai cũng có thể mua nhưng lại rất kịch độc nếu như uống phải, vậy cùng tìm hiểu xem chất độc Xyanua mạnh tới cỡ nào nhé.