Phiếu bài tập ôn ở nhà môn Tiếng Việt lớp 3
Câu 1. Chép lại các câu sau khi điền vào chỗ trống:
a) s hoặc x
- Từ khi ...inh ra, đôi má của bé đã có lúm đồng tiền trông rất ....inh.
.......................................................................................
.......................................................................................
- Mẹ đặt vào cặp ....ách của bé mấy quyển ....ách để bé...ách cặp đi học
.......................................................................................
.......................................................................................
b) uôt hoặc uôc
Những khi cày c....trên đồng, người nông dân làm bạn với đàn cò trắng m....
.......................................................................................
.......................................................................................
Câu 2. Đặt câu với mỗi từ sau:
- đất nước
.......................................................................................
.......................................................................................
- dựng xây
.......................................................................................
.......................................................................................
Câu 3. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (1 dấy phẩy ở câu 1 và 2 dấu phẩy ở câu 2) rồi chép lại câu văn:
(1) Bấy giờ ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị
.......................................................................................
......................................................................................
.......................................................................................
(2) Cha mất sớm nhờ mẹ dạy dỗ hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông .
.......................................................................................
.......................................................................................
.......................................................................................
Câu 4. Viết lại nội dung báo cáo về kết quả học tập của tổ em trong tháng vừa qua và gửi cô giáo (thầy giáo) chủ nhiệm lớp (theo mẫu báo cáo đã học ở SGK Tiếng Việt 3, tập hai, trang 20)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
........., ngày....tháng.... năm.....
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG THÁNG .....
CỦA TỔ .... LỚP .... TRƯỜNG TIỂU HỌC ...............
Kính gửi:............
......................................................
......................................................
......................................................
......................................................
........................
........................
Câu 1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống:
a) l hoặc n
- thiếu …iên/……….. - xóm …àng/……….. | - …..iên lạc/……….. -…..àng tiên/………. |
b) iêt hoặc iêc
- xem x……/………. - hiểu b……../……… | - chảy x……../………. - xanh b……./………. |
Câu 2. Gạch dưới những từ ngữ giúp em nhận biết sự vật được nhân hóa (gọi hoặc tả con vật, đồ đạc, cây cối..... bằng những từ ngữ vốn để gọi và tả con người) ở các khổ thơ, câu văn sau:
a)
Bé ngủ ngon quá
Đẫy cả giấc trưa
Cái võng thương bé
Thức hoài đưa đưa.
(Định Hải)
b) Những anh gọng vó đen sạm, gầy và cao, nghênh cặp chân gọng vó đứng trên bãi lầy bái phục nhìn theo chúng tôi.
(Tô Hoài)
c) Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn một lần nữa.
(Trần Ninh Hồ)
Câu 3. Trả lời câu hỏi:
a) Những chú gà trống thường gáy vang "ò ó o..." khi nào?
....................................................................................
....................................................................................
b) Khi nào hoa phượng lại nở đỏ trên quê hương em?
....................................................................................
....................................................................................
c) Năm nào các em sẽ học hết lớp 5 ở cấp Tiểu học?
....................................................................................
....................................................................................
Câu 4. Dựa vào câu chuyện Hai Bà Trưng (bài Tập đọc Tuần 19, SGK Tiếng Việt 3, tập hai, trang 4, 5) hãy viết câu trả lời cho mỗi câu sau:
a) Hai Bà Trưng có tài và có chí lớn như thế nào?
....................................................................................
....................................................................................
b) Vì sao bao đời nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà Trưng?
....................................................................................
....................................................................................
....................................................................................
Câu 1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống:
a) l hoặc n
-….ên ….ớp/…………… -…..on…….ước/………. | -…..ên người/……….. - chạy…on ton/……… |
b) ay hoặc ây
- d …. học /………. - m …trắng/………. | - thức d………/……….. - m ……áo/…………… |
c) au hoặc âu
- con s……../………. - c…..văn/…………. | - trước s………/……….. - cây c………./………… |
Câu 2. Gạch dưới những từ ngữ chỉ đặc điểm được so sánh giữa hai sự vật trong các câu thơ, câu văn sau:
a)
Bế cháu ông thủ thỉ:
- Cháu khỏe hơn ông nhiều!
(Phạm Cúc)
b)
Ông trăng tròn sáng tỏ
Soi rõ sân nhà em
Trăng khuya sáng hơn đèn
Ơi ông trăng sáng tỏ.
(Trần Đăng Khoa)
c)
Quyển vở này mở ra
Bao nhiêu trang giấy trắng
Từng dòng kẻ ngay ngắn
Như chúng em xếp hàng.
(Quang Huy)
d) Những lá sưa mỏng tang và xanh rờn như một thứ lụa xanh màu ngọc thạch với những chùm hoa nhỏ li ti và trắng như những hạt mưa bay. Những chiếc lá ngõa non to như cái quạt lọc ánh sáng xanh mờ mờ.
(Ngô Quang Miện)
Câu 3. Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi "Thế nào?":
a) Những cánh rừng Việt Bắc xanh ngút ngàn từ bao đời nay
b) Ngọn núi đá cao chót vót như chạm tới mây trời
c) Đồng bào các dân tộc thiểu số trọn đời thủy chung với cách mạng
Câu 4. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) giới thiệu các thành viên của tổ em và một vài hoạt động của tổ trong tháng thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".
Gợi ý :
a) Tổ em gồm những bạn nào?
b) Trong tháng thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", tổ em đã làm những việc gì để ngôi trường trở nên sạch đẹp và gần gũi với học sinh?
c) Tổ em đã làm những việc gì để phát huy vai trò tích cực của học sinh trong học tập và các hoạt động khác?
........................................................................................
........................................................................................
........................................................................................
........................................................................................
........................................................................................
Để việc học của các con không bị gián đoạn khi nghỉ dịch Covid-19, quý phụ huynh có thể trở thành những người thầy, người cô "tại gia" để hướng dẫn các con trong việc học. Bên cạnh Phiếu bài tập ôn ở nhà môn Tiếng Việt lớp 3, để giúp con tiến bộ trong môn Tiếng Việt, quý phụ huynh không nên bỏ qua Bài tập ôn ở nhà môn Tiếng Việt lớp 3 hoặc giúp các con ôn tập cho các môn học khác qua Bài tập ôn ở nhà môn Toán lớp 3, Bài tập ôn ở nhà môn Tiếng Anh lớp 3.