Phân tích, cảm nhận về hình tượng thiên nhiên nơi cửa biển Bạch Đằng được miêu tả trong Bạch Đằng hải khẩu

Đề bài: Phân tích, cảm nhận về hình tượng thiên nhiên nơi cửa biển Bạch Đằng được miêu tả trong Bạch Đằng hải khẩu

Phân tích, cảm nhận hình tượng thiên nhiên nơi cửa biển Bạch Đằng được miêu tả trong Bạch Đằng hải khẩu
 

Nội dung bài viết:
I. Dàn ý.
II. Bài văn mẫu.


I. Dàn ý Phân tích, cảm nhận về hình tượng thiên nhiên nơi cửa biển Bạch Đằng được miêu tả trong Bạch Đằng hải khẩu:

1. Mở bài:
- Dẫn dắt, giới thiệu về tác phẩm "Bạch Đằng hải khẩu".
- Nhận xét khái quát về hình tượng thiên nhiên trong tác phẩm: Hùng vĩ, hiểm trở, oai hùng.
2. Thân bài:
2.1. Khái quát về hình tượng sông Bạch Đằng trong thi ca trung đại:
- Bạch Đằng là con sông lịch sử, gắn với nhiều chiến công oai hùng.
- Hình tượng Bạch Đằng giang xuất hiện nhiều trong thi ca: "Bạch Đằng giang phú" - Trương Hán Siêu, "Sông Bạch Đằng" - Lê Thánh Tông,...
=> Con sông này xuất hiện trong "Bạch Đằng hải khẩu" với cảm hứng ngợi ca, tự hào.
2.2. Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên nơi cửa biển Bạch Đằng:
* Thiên nhiên mang vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội:
- Các hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ:
+ "gió bấc": Chỉ thời gian mùa đông.
+ "biển": Chỉ nơi chốn, địa điểm.
+ "thế bừng bừng": Sự chuyển động liên tục, mạnh mẽ của gió -> Diễn tả cảnh biển hùng vĩ, dữ dội.
- Sự đối lập: "cánh buồm thơ", "nhẹ", "lướt" -> Làm tăng lên phần hùng vĩ cho khung cảnh thiên nhiên nơi cửa biển.
* Thiên nhiên hiểm trở, gắn liền với những chiến công lịch sử:
- Địa hình thiên nhiên hiểm trở:
+ "núi uốn lượn quanh co".
+ "hình thế núi sông hiểm yếu do trời bày đặt".
- Những chiến tích oai hùng:
+ "Cá sấu bị chặt, cá kình bị mổ".
+ "cây giáo bị chìm", "chiếc kích bị gãy".
+ "bờ xếp chồng lởm chởm".
+ "từng là nơi các bậc anh hùng hào kiệt lập công danh".
=> Cảm hứng ca ngợi, tự hào về sự anh minh, sáng suốt của ông cha xưa khi tận dụng địa hình hiểm trở để đẩy lùi quân xâm lược.
2.3. Đánh giá:
- Sử dụng các từ ngữ giàu sức gợi hình.
- Phép đối, phép đảo đặc sắc.
- Các hình ảnh thơ độc đáo, ấn tượng.
=> Vừa mang đến khung cảnh cửa biển Bạch Đằng hiểm trở, hùng vĩ, vừa thể hiện niềm tự hào với những chiến công gắn liền với con sông lịch sử.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại vẻ đẹp và ý nghĩa của con sông Bạch Đằng được thể hiện qua tác phẩm.
- Liên hệ mở rộng.

Top Phân tích, cảm nhận về thiên nhiên nơi cửa biển Bạch Đằng được miêu tả trong Bạch Đằng hải khẩu hay nhất
 

II. Bài mẫu Phân tích, cảm nhận về hình tượng thiên nhiên nơi cửa biển Bạch Đằng được miêu tả trong Bạch Đằng hải khẩu tham khảo:

Nhắc đến Nguyễn Trãi, người đọc sẽ nhớ ngay đến tình yêu và sự trân trọng với thiên nhiên. Ông đã có rất nhiều tác phẩm viết về chủ đề này, một trong số đó không thể không kể đến "Bạch Đằng hải khẩu". Bài thơ đã tái hiện một cách hoàn hảo hình tượng thiên nhiên nơi cửa biển Bạch Đằng hùng vĩ, hiểm trở với những chiến tích huy hoàng.

Không chỉ có vẻ đẹp hùng vĩ, hình ảnh "Bạch Đằng giang" còn gắn liền với các chiến công hiển hách của ông cha ta trong quá trình dựng nước và giữ nước. Đó là sự kiện Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán năm 938 hay Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn đập tan quân Nguyên Mông năm 1288. Tất cả đã tạo nên hào khí không thể dập tắt của dân tộc Đại Việt. Chính vì vậy, hình tượng "Bạch Đằng giang" xuất hiện và trở nên vô cùng phổ biến trong thơ văn trung đại. Có thể kể tới "Bạch Đằng giang phú" của Trương Hán Siêu hay "Sông Bạch Đằng" của Lê Thánh Tông. Đến với "Bạch Đằng hải khẩu", Nguyễn Trãi đã tái hiện khung cảnh nơi đây với cảm hứng tràn đầy sự ngợi ca, tự hào.

Đầu tiên, thiên nhiên nơi cửa biển Bạch Đằng hiện lên vô cùng hùng vĩ, dữ dội. Điều này được khắc họa qua hai câu thơ: "Biển rung gió bấc thế bừng bừng/Nhẹ cất buồm thơ lướt Bạch Đằng.". Phản chiếu trong ánh mắt nhân vật trữ tình là hình ảnh cửa biển kì vĩ. Trong không gian rộng lớn, mênh mang ấy, gió chuyển động liên tục, kéo đến "khí bừng bừng". Nó dữ dội, mạnh mẽ, sẵn sàng nhấn chìm bất cứ thứ gì xung quanh. Ấy vậy mà chốn này lại xuất hiện một "cánh buồm thơ". Các từ "nhẹ", "cất", "lướt" mang đến cảm giác thư thái, bình thản vô cùng. Sự đối lập giữa các hình ảnh thơ càng khiến cho khung cảnh hùng vĩ của sông Bạch Đằng được nhấn mạnh.

Không chỉ vậy, thiên nhiên nơi đây còn vô cùng dữ dội với địa hình hiểm trở. Đây chính là địa điểm lịch sử đã ghi dấu biết bao chiến công oai hùng của ông cha khi xưa. Nhìn vào bản dịch nghĩa, ta sẽ thấy những hình ảnh dễ liên tưởng như "Cá sấu bị chặt", "cá kình bị mổ", "núi uốn lượn quanh co", "cây giáo bị chìm", "chiếc kích bị gãy", "bờ xếp chồng lởm chởm". Bằng lối so sánh độc đáo cùng việc đảo ngữ tài tình, Nguyễn Trãi đã tái hiện lại địa thế nơi cửa biển Bạch Đằng. Đây không chỉ là một chốn có phong cảnh đẹp mà còn là mảnh đất chiến địa. Sự hiểm trở của nơi này được lí giải là do "trời kia đặt". Và chính các hào kiệt khi xưa đã tận dụng nó làm ưu thế, đánh tan quân xâm lược, lập công danh, đòi lại chủ quyền dân tộc. Qua đó, ta không chỉ thấy sự ngợi ca, tự hào mà Ức Trai dành cho dòng sông Bạch Đằng lịch sử mà còn cả tấm lòng biết ơn, ghi nhớ công lao giữ nước của ông cha.

Bằng ngòi bút tài hoa của mình, Nguyễn Trãi thành công đem đến một bài thơ vô cùng ý nghĩa và đặc sắc. Việc áp dụng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật với các biện pháp tu từ, phép đối, phép đảo ngữ đã phủ lên tác phẩm một màu sắc hùng tráng. Ở đây, tác giả chọn lọc từ ngữ, hình ảnh vô cùng độc đáo. Con sông Bạch Đằng hiện lên lúc này vừa dữ dội, tràn đầy hiểm nguy nhưng cũng vừa hùng vĩ, ý nghĩa. Bên cạnh đó, tác giả cũng kết hợp những yếu tố miêu tả, tự sự, nghị luận lại với nhau vô cùng tài tình, giúp cho bài thơ dễ tiếp nhận hơn, không bị khô khan, xa vời.

"Bạch Đằng hải khẩu" chính là sự ngợi ca của Nguyễn Trãi tới những vị anh hùng hào kiệt khi xưa. Nó không chỉ thể hiện tình yêu tha thiết tác giả dành cho thiên nhiên mà còn cho ta thấy được lòng yêu nước và tự hào vô kể. Với các giá trị đã mang lại, bài thơ sẽ giữ vững được vị trí của mình trong kho tàng thi ca trung đại nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Thiên nhiên trong thơ ca trung đại luôn được tái hiện một cách vô cùng hùng vĩ, uy nghiêm nhưng không kém phần nên thơ. Taimienphi.vn còn rất nhiều bài văn mẫu lớp 10 khác để em tham khảo như: Phân tích, đánh giá về điểm nhìn và người kể chuyện trong Người ở bến sông Châu, Đánh giá về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Dưới bóng hoàng lan; Quan niệm sống được Nguyễn Trãi gửi gắm qua bài Ngôn chí, bài 3.

Dòng sông Bạch Đằng đã vô cùng quen thuộc với mỗi con người Việt Nam. Hãy cùng nhìn con sông lịch sử ấy dưới một góc nhìn khác qua bài Phân tích, cảm nhận về hình tượng thiên nhiên nơi cửa biển Bạch Đằng được miêu tả trong Bạch Đằng hải khẩu, Ngữ văn 10, Kết nối tri thức, học kì II do đội ngũ Taimienphi.vn biên soạn nhé!
Link tải Sách giáo khoa lớp 4 Kết nối tri thức PDF
Giải bài tập trang 65 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Toán lớp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống

ĐỌC NHIỀU