1. Mở đoạn:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và ý kiến khái quát về bài thơ.
2. Thân đoạn:
* Nội dung:
- Tâm trạng bất ngờ của nhà thơ khi nhìn thấy hoa triêu nhan vương trên dây gàu bên giếng.
+ Câu cảm thán: "Ôi hoa triêu nhan" trực tiếp bày tỏ cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước vẻ đẹp của thiên nhiên.
+ Đứng trước vẻ đẹp của hoa triêu nhan, nhân vật trữ tình quyết định "xin nước nhà bên" để sự sống được tiếp diễn.
* Nghệ thuật:
+ Dung lượng ngắn.
+ Hình ảnh đơn sơ, quen thuộc.
+ Ngôn từ cô đọng.
3. Kết đoạn:
- Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ.
II. Đoạn văn mẫu phân tích bài thơ hai-cư của Chi-y-ô:
1. Đoạn văn mẫu phân tích ngắn gọn bài thơ hai-cư Ôi hoa triêu nhan - mẫu số 1:
Bài thơ của Chi-y-ô đã để lại cho em rất nhiều ấn tượng và rung động sâu sắc. Tác giả vô cùng bất ngờ khi phát hiện ra hoa triêu nhan đang vương dây gàu bên giếng. Để thể hiện cảm xúc ngỡ ngàng này, bà đã sử dụng câu cảm thán "Ôi hoa triêu nhan". Dòng thơ lột tả được sự nâng niu, trân trọng vẻ đẹp của loài hoa vốn rất thân thuộc với người dân Nhật Bản. Đứng trước vẻ đẹp ấy, bà "đành xin nước nhà bên". Mục đích của hành động này xuất phát từ tình yêu mãnh liệt với sự sống. Bà muốn để vẻ đẹp của hoa hiện hữu và trường tồn theo thời gian. Bằng thể thơ tự do với dung lượng ngắn cùng hình ảnh gần gũi, quen thuộc, thi nhân đã đem đến cho người đọc bài học về lối sống hòa hợp với tự nhiên.
2. Đoạn mẫu phân tích chi tiết bài thơ hai-cư Ôi hoa triêu nhan - mẫu số 2:
Đọc bài thơ "Ôi hoa triêu nhan/ Dây gàu vương hoa bên giếng/ Đành xin nước nhà bên", ta không khỏi xúc động trước tình yêu thiên nhiên sâu sắc của nhà thơ Chi-y-ô. Ngay dòng thơ đầu tiên "Ôi hoa triêu nhan!", tác giả đã bày tỏ cảm xúc trực tiếp thông qua câu cảm thán. Đây không chỉ là sự phát hiện đầy bất ngờ của thi nhân mà nó còn cho thấy sự trân trọng, nâng niu vẻ đẹp tự nhiên. Khi chứng kiến "Dây gàu vương hoa bên giếng", bà "Đành xin nước nhà bên". Mục đích của hành động này chính là để cho sự sống và cái đẹp được tiếp tục hiện hữu. Dung lượng bài thơ vô cùng ngắn gọn kết hợp với hình ảnh trong sáng, giản dĩ đã cho người đọc cảm nhận về thái độ trân quý tự nhiên của tác giả. Đồng thời, bài thơ còn đem đến thông điệp ý nghĩa về việc sống hòa hợp với thiên nhiên.
3. Đoạn mẫu phân tích chi tiết bài thơ hai-cư Ôi hoa triêu nhan - mẫu số 3:
Nhà thơ Chi-y-ô đã trực tiếp bày tỏ tình yêu thiên nhiên sâu sắc của mình trong bài thơ "Ôi hoa triêu nhan!/ Dây gàu vương hoa bên giếng/ Đành xin nước nhà bên.". Câu cảm thán "Ôi hoa triêu nhan!" diễn tả sự bất ngờ của nhà thơ khi phát hiện thấy hoa triêu nhan đang vương dây gàu bên giếng. Đứng trước sức sống tràn trề của hoa triêu nhan, bà "Đành xin nước nhà bên" vì không nỡ làm tổn thương sự sống. Bà muốn cái đẹp được tiếp diễn và còn mãi với thời gian. Mặc dù bài thơ bị giới hạn về số chữ nhưng vẫn có thể bộc lộ hết tâm tư, tình cảm của tác giả trước thiên nhiên. Ngôn ngữ thơ cô đọng kết hợp với hình ảnh trong sáng, thân quen đã đem đến cho ta cảm nhận về lối sống chan hòa với môi trường tự nhiên.
.....................................................HẾT................................................
Bài thơ Ôi hoa triêu nhan cho chúng ta thấy được tình yêu thiên nhiên sâu sắc của nhà thơ Chi-y-ô. Ngoài bài viết trên, em có thể tham khảo thêm bài văn mẫu lớp 10 khác như:
- Phân tích bài thơ hai-cư: Trên cành khô/ Cánh quạ đậu/ chiều thu
- Phân tích bài thơ hai-cư: Chậm rì, chậm rì/ Kìa con ốc nhỏ/Trèo núi Phu-gi