Mở bài bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh

Mở bài bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh

Mục Lục bài viết:
1. Mở bài số 1
2. Mở bài số 2
3. Mở bài số 3
4. Mở bài số 4

Mở bài bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh

1. Mở bài số 1:

Mùa thu đẹp nhưng trầm lắng, man mác một nỗi buồn chia li đã trở nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho thi nhân xưa và nay. Bằng tài năng và những cảm nhận tinh tế của mình, mỗi nhà văn, nhà thơ lại cảm nhận mùa thu ở dáng vẻ, sắc thái độc đáo riêng biệt, đó là mùa thu với "hàng liễu đìu hiu đứng chịu tang" trong "Đây mùa thu tới" của Xuân Diệu, là âm thanh xào xạc của lá vàng trong "Tiếng thu" của Lưu Trọng Lư. Cũng viết về mùa thu, nhà thơ Hữu Thỉnh đã mang đến những cảm nhận độc đáo, ấn tượng về khung cảnh thiên nhiên trong thời khắc giao mùa từ hạ sang thu.
 

2. Mở bài số 2:

Sang thu của Hữu Thỉnh đã gợi tả bức tranh thiên nhiên đầy sinh động gợi cảm bằng cả hình ảnh: sương, mây, chim; màu sắc của nắng, hương vị của trái ổi chín và cả dáng vẻ chùng chình của sương, vội vã  của cánh chim khi đất trời chuyển mình sang thu. Cùng với những cảm nhận tinh tế về dấu hiệu chuyển mùa, nhà thơ Hữu Thỉnh còn thể hiện được cái xao xuyến, bối rối, vừa mong chờ lại vừa ngập ngừng nuối tiếc trước khoảnh khắc chuyển giao giữa hai mùa hạ - thu để rồi từ mùa thu của đất trời, nhà thơ bày tỏ những chiêm nghiệm, suy tư sâu sắc về mùa thu của đời người.
 

3. Mở bài số 3:

Hữu Thỉnh là nhà thơ quân đội, là một trong những cây bút tiêu biểu nền thơ ca hiện đại Việt Nam, ông viết nhiều, viết hay về chủ đề nông thôn, về cuộc sống bình dị của con người và mùa thu với những vần thơ trong trẻo, giản dị mà giàu cảm xúc. Một trong những thi phẩm làm nên tên tuổi của Hữu Thỉnh trong làng thơ Việt Nam là "Sang thu", bài thơ là khúc giao mùa thiết tha mà đầy xao xuyến. Cách cảm nhận về mùa thu của Hữu Thỉnh trong bài thơ này cũng thật đặc biệt, đó là hương vị nồng nàn của hương ổi, là dáng vẻ "chùng chình" như muốn đi lại như muốn ở của làn sương đầu ngõ, là cái vội vã của cánh chim. Tất cả làm nên một bức tranh thu sinh động mà quen thuộc đấy nhưng cũng thực mới lạ.
 

4. Mở bài số 4:

Viết về đề tài mùa thu, nền văn học Việt Nam đã ghi dấu rất nhiều cây bút tài năng với những tác phẩm đi cùng năm tháng, đó là chùm 3 bài thơ thu (Thu ẩm, Thu điếu, Thu vịnh) của Nguyễn Khuyến, là Tiếng thơ của Lưu Trọng Lư, là Đây mùa thu tới của ông hoàng thơ tình Xuân Diệu. Đến lượt mình, Hữu Thỉnh - một cây bút trẻ tài năng đã đóng góp cho "kho tàng" thơ thu ấy một thi phẩm thật đặc sắc về mùa thu. Trong bài thơ Sang thu, Hữu Thỉnh không chỉ phát hiện được những dấu hiệu đầy tinh tế của đất trời, vạn vật khi sang thu mà còn bộc lộ được cảm giác ngỡ ngàng, xao xuyến lại có chút nuối tiếc mơ hồ khi thu Sang, bởi vậy mà bức tranh thu không chỉ được điểm tô bởi sắc màu, hương vị, dáng vẻ sinh động trái ổi, gió se, mây, sương, dòng sông mà còn thấm đượm cái tình của người thi sĩ.

------------------HẾT--------------------

Cùng với bài Mở bài bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh, Taimienphi.vn còn giới thiệu đến các bạn nhiều bài tham khảo có nội dung hấp dẫn khác như: Kết bài bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh, Cảm nhận của em về bài thơ Sang Thu, Phân tích bài thơ Sang thu, Bình giảng hai khổ thơ đầu bài Sang thu.

 

 

Với một số cách viết Mở bài bài thơ Sang thu dưới đây, các em có thể tham khảo để viết phần mở bài và hoàn thiện cho bài cảm nhận, phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh được chi tiết, hấp dẫn, thu hút người đọc, người nghe.
Dàn ý Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh
Nét đẹp chuyển thu trong bài thơ Sang thu
Phân tích hai khổ đầu bài thơ Sang thu
Sơ đồ tư duy Sang thu
Cảm nghĩ về bài thơ Sang thu
Phân tích khổ 2 bài thơ Sang thu

ĐỌC NHIỀU