- Đỗ Trung Lai sinh năm 1950, quê ở Hà Nội.
- Ông đã xuất bản nhiều tác phẩm trong đó có thơ và các bản dịch.
- Ông được trao tặng Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng năm 1994 với tập thơ "Đêm sông Cầu".
1. Xuất xứ:
Bài thơ Mẹ được trích trong tập "Đêm sông Cầu", Nhà xuất bản Quân đội nhân dân năm 2003.
2. Nội dung bài thơ Mẹ:
Bài thơ "Mẹ" là lời tâm sự của người con khi chứng kiến mẹ ngày một già yếu.
3. Thể thơ bài thơ Mẹ:
Bài thơ "Mẹ" được viết theo thể thơ bốn chữ.
4. Phương thức biểu đạt bài thơ Mẹ:
Phương thức biểu đạt chính của bài thơ "Mẹ" là biểu cảm.
5. Nhan đề văn bản Mẹ:
- Từ "mẹ": danh từ chung chỉ người phụ nữ có con.
- Nhan đề "Mẹ": gợi ra tình mẫu tử thiêng liêng và thái độ trân trọng, yêu thương của tác giả đối với người mẹ kính yêu.
6. Bố cục bài thơ Mẹ:
- Bài thơ "Mẹ" có bố cục 2 phần:
+ Hai khổ đầu tiên: Hình ảnh đối lập giữa cây cau và mẹ già.
+ Ba khổ tiếp theo: Nỗi niềm, cảm xúc của người con khi thấy mẹ ngày một già yếu.
7. Giá trị nội dung:
Thông qua sự đối lập giữa cây cau và mẹ già, tác giả đã thể hiện nỗi xót xa trước hình ảnh người mẹ tuổi cao sức yếu, không còn khỏe mạnh, minh mẫn như xưa.
8. Giá trị nghệ thuật:
- Thể thơ bốn chữ ngắn gọn.
- Phép đối.
- Hình ảnh thơ trong sáng, bình dị.
- Ngôn từ tinh tế.
III. Dàn ý bài thơ Mẹ:
1. Hình ảnh đối lập giữa cây cau và mẹ già (2 khổ thơ đầu):
- "Lưng mẹ còng rồi": từ "rồi" như một lời khẳng định chắc nịch về tình trạng già yếu của mẹ.
- "Cau - ngọn xanh rờn/ Mẹ - đầu bạc trắng": cau tràn đầy sức sống thì mái tóc của mẹ đã bị nhuộm bạc bởi thời gian.
- "Cau ngày càng cao/ Mẹ ngày một thấp": điệp ngữ "ngày" nhấn mạnh sức tàn phá của thời gian đối với mẹ.
- "Câu gần với giời/ Mẹ gần với đất!": câu cảm thán thể hiện nỗi xót xa của người con.
=> Hai khổ thơ đầu với phép đối từ: "còng" - "thẳng", "xanh rờn" - "bạc trắng", "cao" - "thấp", "trời" - "đất", tác giả thể hiện nỗi xót xa, đau buồn của người con đối với mẹ.
2. Cảm xúc của người con khi chứng kiến mẹ ngày một già yếu (3 khổ thơ sau):
- Kí ức ngày còn nhỏ khi ở bên mẹ và hiện tại: ngày xưa cau bổ từ, giờ bổ tám "mẹ còn ngại to" -> Gợi ra vẻ móm mém của mẹ già.
- "Một miếng cau khô/ Khô gầy như mẹ": Biện pháp so sánh ví mẹ với miếng cau khô để làm nổi bật sự sa sút về sức khỏe của mẹ khi đã già.
- "Con nâng trên tay/ Không cầm được lệ": từ "nâng" thể hiện thái độ nâng niu, trân trọng, không nỡ làm tổn thương. Người con thương mẹ không cầm được nước mắt.
- Câu hỏi tu từ "Sao mẹ ta già": câu hỏi nhân vật trữ tình đặt ra cho chính mình, khắc sâu thêm nỗi bất lực của người con khi không thể thay đổi được quy luật: sinh - lão - bệnh - tử.
=> Ba khổ thơ cuối cho thấy tấm lòng thương yêu và nỗi xót thương của tác giả đối với mẹ kính yêu.
--------------------------HẾT-------------------------
Những gợi ý do Taimienphi.vn cung cấp bên trên sẽ là những gợi ý quan trọng giúp em có thể tìm hiểu và phân tích bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai) một cách dễ dàng. Ngoài bài viết trên, em hãy tham khảo thêm tài liệu văn mẫu lớp 7 khác:
- Soạn bài Mẹ (Đỗ Trung Lai), Ngữ văn lớp 7- Cánh Diều
- Phân tích bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai)