Mẫu hợp đồng thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất mới nhất 2023 và hướng dẫn cách viết

Mẫu hợp đồng thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất thường được sử dụng giữa cá nhân, hộ gia đình với các tổ chức tín dụng để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng vay. Mời bạn đọc cùng Taimienphi.vn tìm hiểu về mẫu hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất thông qua bài viết sau đây.

Mẫu hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất chuẩn pháp lý
 

Mục Lục bài viết:
1. Hợp đồng thế chấp là gì?
2. Mẫu hợp đồng thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất và cách viết.
3. Các câu hỏi thường gặp.
3.1. Hợp đồng thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất có cần công chứng không?
3.2. Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất có phải đăng ký không?
3.3. Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất có hiệu lực khi nào?


1. Hợp đồng thế chấp là gì?

- Dựa trên giải thích về "hợp đồng" và "thế chấp tài sản" tại Bộ luật dân sự 2015, có thể hiểu:

+ Hợp đồng thế chấp là sự thỏa thuận giữa các bên trong đó một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nhưng không giao tài sản cho bên kia.

- Như vậy, hợp đồng thế chấp sẽ không làm phát sinh việc chuyển dịch tài sản, không làm mất đi quyền chiếm hữu, sử dụng của bên thế chấp, do đó quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản bảo đảm đặc trưng trong các hợp đồng thế chấp mà không có hợp đồng cầm cố quyền sử dụng đất.

- Mẫu hợp đồng thế chấp và Mẫu hợp đồng đặt cọc đều là những mẫu hợp đồng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
 

2. Mẫu hợp đồng thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất và cách viết

- Mẫu 01: Mẫu hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất mới nhất.

- Mẫu 02: Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

* Tải trọn bộ các mẫu TẠI ĐÂY

Lưu ý:

- Nếu thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp khi đó phải sử dụng mẫu hợp đồng 02, trừ khi có thỏa thuận khác.

- Nếu chỉ thế chấp quyền sử dụng đất thì sử dụng mẫu hợp đồng 01; trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất thì phải sử dụng hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất.

- Cả hai hợp đồng thế chấp sổ đỏ nêu trên đều có thể áp dụng là hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất giữa cá nhân với cá nhân.

Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất cần đảm bảo những nội dung gì?

* Hướng dẫn cách viết mẫu hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất

- Cả hai mẫu hợp đồng thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất được nêu ở mục 2 đã khá chi tiết về nội dung, điều quan trọng mà người lập hợp đồng cần lưu ý là:

+ Thông tin về tên gọi, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, số chứng minh/căn cước,hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp..của bên thế chấp, bên nhận thế chấp.

+ Xác định chính xác nghĩa vụ bảo đảm, thường là nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng vay.

+ Ghi rõ thông tin tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất về tên người sử dụng đất, số thửa đất, số bản đồ, diện tích,...

+ Xác định giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất.

+ Thỏa thuận về xử lý tài sản thế chấp khi không thực hiện được nghĩa vụ bảo đảm.

Ngoài các điều khoản trong mẫu, hai bên hoàn toàn có quyền thỏa thuận các nội dung khác không trái luật, không trái đạo đức xã hội.

 

3. Các câu hỏi thường gặp
 

3.1. Hợp đồng thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất có cần công chứng không?

- Theo quy định tại Khoản 3, Điều 167 Luật Đất đai 2013, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất phải được công chứng, chứng thực.
 

3.2. Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất có phải đăng ký không?

- Không chỉ phải công chứng, chứng thực, việc thế chấp quyền sử dụng đất còn phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai, đây là nội dung được quy định tại Luật Đất đai 2013, Điều 188, Điều 3.
 

3.3. Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất có hiệu lực khi nào?

- Về nguyên tắc, nếu hợp đồng có công chứng, chứng thực thì hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề, tuy nhiên, là tài sản đặc biệt, hợp đồng thế chấp phát sinh hiệu lực từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Liên quan đến đối tượng hợp đồng là quyền sử dụng đất, độc giả quan tâm có thể xem thêm Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất và ứng dụng vào thực tế đời sống.

Trên đây là mẫu hợp đồng thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất và các thông tin liên quan mà bạn đọc có thể tham khảo. Hy vọng nội dung cung cấp hữu ích đối với độc giả!

Thế chấp quyền sử dụng đất là biện pháp bảo đảm điển hình cho các khoản vay trong dân sự. Chính vì điều đó, xu hướng sử dụng các mẫu hợp đồng thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất cũng tăng lên, bởi vì nó nhanh chóng, tiện lợi và đặc biệt nó đảm bảo được tính pháp lý cơ bản.
Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất mới nhất
Mẫu hợp đồng nhượng quyền thương hiệu mới, chuẩn xác năm 2023
Mẫu hợp đồng mượn nhà mới nhất và cách viết chi tiết
Mẫu hợp đồng mua bán căn hộ chung cư chưa có sổ, có sổ đỏ mới nhất 2023
Mẫu hợp đồng thuê đất 2023 chuẩn pháp lý
Luật thừa kế đất đai mới nhất, quyền thừa kế có di chúc, không có di chúc

ĐỌC NHIỀU