Hợp đồng đặt cọc không mang tính chất bắt buộc nhưng là căn cứ quan trọng để đảm bảo được an toàn pháp lý trong một giao dịch chính cần bảo đảm. Đây là lý do Taimienphi.vn gửi tới độc giả một số mẫu hợp đồng đặt cọc để độc giả biết được quy định cũng như cách viết.
- Mẫu 01: Mẫu hợp đồng đặt cọc chung
- Mẫu 02: Mẫu hợp đồng đặt cọc thuê nhà
- Mẫu 03. Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán căn hộ chung cư
* Tải trọn bộ các mẫu TẠI ĐÂY
Ngoài các mẫu hợp đồng nêu trên, độc giả có thể tham khảo thêm các mẫu hợp đồng đặt cọc khác tại bài viết Mẫu hợp đồng đặt cọc và biên bản giao nhận tiền đặt cọc mua nhà, đất để có thêm nhiều kiến thức về pháp luật đất đai.
- Các mẫu hợp đồng đặt cọc tại mục 1 đã khá chi tiết, các bên lập hợp đồng cần lưu ý về các nội dung:
+ Thông tin bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc.
+ Tài sản đặt cọc (tiền, kim khí quý, đá quý).
+ Thỏa thuận về việc giải quyết tiền đặt cọc.
+ Mục đích của việc đặt cọc.
- Mặc dù đã có mẫu nhưng các bên hoàn toàn có quyền thay đổi nội dung để phù hợp với thực tế.
* Đối tượng của hợp đồng đặt cọc
- Mặc dù dù tài sản đặt cọc là cách gọi chung cho đối tượng của hợp đồng đặt cọc, tuy nhiên, tài sản ở đây không được hiểu rộng như cách quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự 2015, mà chỉ bao gồm: Tiền, kim khí quý, đá quý, vật có giá trị khác. Tức là, tài sản đặt cọc là tài sản cầm được, nắm được, hữu hình.
- Điểm khác biệt cốt lõi nhất giữa trả trước và đặt cọc là về tính chất pháp lý, trong đó trả trước là việc thực hiện một phần nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua bán; còn đặt cọc là biện pháp bảo đảm sẽ giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
- Khi có vi phạm nghĩa vụ từ bên bán, tiền trả trước được hoàn lại cho người mua không kèm khoản phạt, nhưng khi bên nhận đặt cọc vi phạm hợp đồng đặt cọc thì bên bán phải trả lại tiền đặt cọc và khoản phạt tương ứng.
- Nhằm giải quyết các vấn đề tranh chấp có thể phát sinh, tại Nghị định 21/2021/NĐ-CP, Điều 37 quy định nếu một bên trong hợp đồng giao cho bên kia một khoản tiền mà các bên không xác định rõ là tiền đặt cọc hoặc trả trước thì số tiền này được coi là tiền trả trước.
Mặc dù mẫu hợp đồng đặt cọc được sử dụng phổ biến trong thực tiễn nhưng dưới góc độ pháp lý, đặt cọc không cần phải lập thành văn bản và cũng không cần phải công chứng, chứng thực. Hình thức văn bản sẽ làm cho tính an toàn pháp lý của đặt cọc được cao hơn vì vậy đây là hình thức tối ưu nhất mà các cá nhân, tổ chức nên lựa chọn.
Ngoài đặt cọc, thế chấp cũng là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự phổ biến, độc giả quan tâm có thể theo dõi Mẫu hợp đồng thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất mà Taimienphi.vn đã chia sẻ.