Đề bài: Lời văn của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia đậm chất trào phúng. Hãy chứng minh.
Bài văn mẫu Lời văn của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia đậm chất trào phúng. Hãy chứng minh.
Lời văn của Vũ Trụng Phụng trong đoạn trích "Hạnh phúc của một tang gia" đậm chất trào phúng:
Cách đặt tên nhân vật, gọi tên đồ vật; so sánh ví von hài hước: cảnh sát không được phạt vi cảnh "buồn như nhà buôn vỡ nợ". "Hai cụ (ông lang Tì và ông lang Phế) đã từ chối chạy chữa cũng như những vị danh y biết tự trọng"; cách đặt câu chứa đựng mâu thuẫn trào phúng như: thuốc Thánh Đền Bia chừa ho lao, thương hàn "công hiệu đến nỗi họ mất mạng"; cách dựng đoạn bằng những câu văn mở đầu "Đám cứ đi" ở cuối đoạn trích, hay: "Cả một thành phố đã nhốn nháo lên khen đám ma to, đúng với ý muốn của cụ cố Hồng. Thiên hạ chú ý đặc biệt vào những kiểu quần áo tang của tiệm may Âu hóa như ý ông Typn và bà Văn Minh"; giọng văn châm biếm bằng lối xen vào những lời nhận xét, bình luận hài hước, những lối nói ngược thâm thúy như: "thật là một đám ma to tát có thế làm cho người chết phải mỉm cười vì sung sướng"; hoặc: "Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm" ...
- Về cách dùng từ, tác giả đã tạo ra cách gợi lên sự vật rất hài hước như: lợn quay đi lọng, kèn bú dích, lốc bốc xoảng, Bắc đểu bội tinh, Long bội tinh, Cao Mên bội tinh, Vạn Tượng bội tinh...; cách đặt tên nhân vật như; Typn, Min Đơn, Min Toa, ông Phán dây thép (Phán mọc sừng), Xuân Tóc Đỏ...; cách diễn đạt vừa vô lý, vừa có lí: "phải chết một cách bình tĩnh", "hai cái tội nhỏ" (tội tố cáo và tội quyến rũ), "một cái ơn to" ("vô tình gây ra cái chết của ông già đáng chết")...
- Về cách so sánh, tác giả có những so sánh liên tưởng bất ngờ: "buồn như nhà buôn vỡ nợ", "hai cụ đã từ chối chạy chữa cũng như những danh y biết tự trọng".
- Về cách đặt câu: tác giả đã dùng những câu văn chứa đựng trong nó những mâu thuẫn, nghịch lí, lộn sòng thật - giả, tốt - xấu như: "bầy con cháu chi hiếu chỉ nóng ruột đem chôn cho chóng cái xác chết của Cụ Tổ. Hoặc: "Họ chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau, bằng những vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma".
- Về cách dựng đoạn: đoạn trích miêu tả viễn cảnh (tả "'đám cứ đi") với cận cảnh (đặc tả, phóng to những chi tiết về người, về lễ vật, nhạc khí, những câu nói ý nhị với tất cả cái nhô" nhăng, bát nháo, rởm đời của đám tang ở phần cuối đoạn trích.
- Về cách tạo giọng văn, đáng chú ý là lối xen vào những lời nhận xét, bình luận hài hước, những lối nói ngược thâm thúy như: "Thật là một đám ma to tát có thể làm cho..." hoặc: "Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm". "Tang gia ai cũng vui vẻ cả". Nhiều đoạn có giọng văn hài hước sâu sắc, thú vị: "Những việc trắc trở như thế đã làm cho ông già hơn tám mươi tuổi phải chết một cách bình tĩnh. Trong lúc gia đình nhốn nháo, thằng bồi tiền đã đếm được đúng một nghìn tám trăm bảy mươi hai câu gắt: "Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!" của cụ Cố Hồng"; hoặc: "Ông chỉ phiền nỗi không biết xử trí với Xuân Tóc Đỏ ra sao cho phải... Xuân tuy phạm tội quyến rũ một em gái ông, tố cáo cái tội trạng hoang dâm của một em gái khác nữa của ông, nhưng tình cờ đã gây ra cái chết của ông cụ già đáng chết. Hai cái tội nhỏ, một cái ơn to... Làm thế nào? Ông phân vân, vò đầu rứt tóc, lúc nào mặt cũng đăm đăm chiêu chiêu, thành thử lại càng ra hợp trang, vì mặt ông dũng cái mặt một người lúc gia đình đương là tang gia bối rối" ...
Tất cả những thủ pháp nghệ thuật ấy đã mang lại hiệu quả rất lớn: Đả kích sự lố lăng, đồi bại, sự bất nhân, giả dối của xã hội tư sản thành thị thuở trước.
---------------------HẾT----------------------
Bên cạnh Lời văn của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia đậm chất trào phúng. Hãy chứng minh. các em cần tìm hiểu thêm những nội dung khác như Phân tích Hạnh phúc của một tang gia trong Số đỏ hay phần Ý nghĩa nhan đề đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia nhằm củng cố kiến thức của mình.