Kiến trúc sư học trường nào? thi khối gì?

Hiện nay, ngành Kiến trúc sư được xem là một trong những ngành học dễ xin việc, lương cao đối với những người giỏi, đa dạng vị trí làm việc như thiết kế, thi công công trình .... Do đó, nhiều bạn mơ ước theo đuổi ngành này nhưng không phải ai cũng biết Kiến trúc sư học trường nào? thi khối gì?

Ngành kiến trúc nội thất thi khối nào, trường nào?

Mục Lục bài viết:
1. Kiến trúc sư nên học trường nào?.
2. Vị trí làm việc của kiến trúc sư.
3. Kỹ năng và phẩm chất người làm kiến trúc.

 

I. Ngành kiến trúc sư học trường nào, thi khối nào?

1. Ngành kiến trúc sư thi khối nào?

Theo quy chế tuyển sinh mới, Đại học có khối ngành Kiến trúc sẽ áp dụng xét tuyển theo quy định mà bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra, cụ thể là dựa vào kết quả môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT cùng môn thi năng khiếu.

Bên cạnh đó, ngành Kiến trúc là ngành rộng nên trường đào tạo ngành Kiến trúc xét tuyển theo nhiều khối khác nhau nhằm mang đến nhiều lựa chọn cho các thí sinh như:

- Khối V00: Toán, Lý, Vẽ (Điểm vẽ nhân hệ số 2)
- Khối H00: Ngữ văn, bố cục trang trí màu, hình họa mỹ thuật
- Khối A00: Toán, Lý, Hóa
- Khối A01: Toán, Lý, Anh
- Khối B00: Toán, Hóa, Sinh
- Khối D01: Toán, Văn, Anh

2. Ngành Kiến trúc sư học trường nào? Điểm chuẩn

Hiện nay, ngành Kiến trúc sư đang là một ngành hot, phát triển, cơ hội việc làm mở rộng, kéo theo nhiều trường Cao đẳng, Đại học tuyển sinh ngành Kiến trúc sư. Trong đó, các top trường đào tạo ngành Kiến trúc tốt nhất ở các khu vực gồm có:

* Miền Bắc:

- Đại học Kiến trúc Hà Nội (điểm chuẩn: 26,5 điểm)
- Đại học Xây dựng (điểm chuẩn: 19,5 điểm)
- Viện Đại học Mở (điểm chuẩn: 20 điểm)
- Đại học FPT

* Miền Nam:

- Đại học Kiến trúc TPHCM (điểm chuẩn: thấp nhất 20 điểm)
- Đại học Bách Khoa - ĐHQG TPHCM (điểm chuẩn 19,75 điểm)
- Đại học Văn Lang (điểm chuẩn: 15 điểm)
- Đại học Công nghệ TPHCM (điểm chuẩn: 16 điểm)
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng (điểm chuẩn: 15 điểm)

* Miền Trung:

- Đại học Duy Tân - Đà Nẵng (điểm chuẩn: 15 điểm)
- Đại học Khoa học - ĐH Huế (điểm chuẩn: 15 điểm)
 

II. Ngành Kiến trúc sư làm việc ở vị trí nào?

Kiến trúc sư thi khối nào? Làm việc ở vị trí gì?

Cũng theo chuyên trang tuyển dụng Joboko (website: https://vn.joboko.com, tên miền trước đây là GoodCV.vn ): Bên cạnh thiết kế mặt bằng, hình thức, cấu trúc ... công trình thì kiến trúc sư còn đưa ra các giải pháp liên quan tới kiến trúc cho các khách hàng. Do đó, người học ngành Kiến trúc thường làm một trong các công việc sau.

1. Quy hoạch xây dựng

Kiến trúc sư làm trong nghề này sẽ được làm việc liên quan tới quy hoạch vùng, đô thị, thiết kế cảnh quan, đô thị.

- Quy hoạch vùng: Đây là lĩnh vực lớn, công việc liên quan tới chủ trương và chính sách của các vùng về phát triển kinh tế -xã hội.

- Quy hoạch đô thị: Công việc của kiến trúc sư làm ở vị trí này là tổ chức, sắp xếp hệ thống không gian nơi ở, hệ thống đường giao thông ... để phù hợp với địa hình, thời tiết, điều kiện thiên nhiên, con người.

- Thiết kế đô thị, cảnh quan: Kiến trúc sư làm vị trí này sẽ đảm nhận công việc thiết kế, tạo ra kiến trúc mới liên quan tới đô thị, cảnh quan.

2. Thiết kế công trình kiến trúc

Người làm việc kiến trúc sư công trình sẽ phải nắm rõ được các hoạt động của người dùng công trình, đưa ra sơ đồ hoạt động, tổ chức không gian cửa hàng, nhà ở, bảo tàng ...

Hơn nữa, họ còn phải liên tưởng, vẽ mặt đứng công trình, chuyên môn gọi là vẽ phối cảnh.

3. Thiết kế nội thất

Kiến trúc sư thiết kế nội thất sẽ tìm hiểu sở thích của khách hàng để có thể vẽ phác thảo công trình phù hợp với khách hàng, sau đó tiến hành xây dựng theo bản thảo đó.
 

III. Kỹ năng và phẩm chất cần có của kiến trúc sư chuyên nghiệp

Kiến trúc là công việc khó khăn, nhiều áp lực đòi hỏi kiến trúc sư cần có được phẩm chất, có đầy đủ kỹ năng mới có thể làm việc hiệu quả, gắn bó lâu dài, được lãnh đạo công ty tin tưởng.

1. Phẩm chất của kiến trúc sư

- Yêu nghề: Công việc của kiến trúc sư rất nhiều, có cường độ làm việc lớn, đặc biệt là áp lực cao nên khi yêu nghề thì họ mới có thể làm việc hiệu quả, tạo ra niềm vui, từ đó vượt qua được mọi khó khăn trong công việc để có thể hoàn thành tốt được mọi công việc được giao.

- Lắng nghe, tiếp thu các ý kiến: Bản vẽ hoàn thiện khi dựa vào ý kiến của khách hàng và sự góp ý của đồng nghiệp, của mọi người. Do đó, kiến trúc sư cần phải lắng nghe, tiếp thu mọi người để có thể hoàn thiện bản vẽ và bản thân mình, trở thành kiến trúc sư giỏi.

- Kinh nghiệm: Kiến trúc sư không chỉ cần có kiến thức trên lý thuyết mà cần có các trải nghiệm thực tế. Khi trải nghiệm thực tế, kiến trúc sư mới có thể có được những kinh nghiệm, bài học hữu ích.

- Đặt chữ tín lên đầu: Để giao dịch đúng hẹn, trả bản vẽ cho khách hàng sớm hoặc đúng thời gian đã hẹn thì bạn cần phải đặt chữ tín lên đầu. Như thế, bạn mới được nhiều khách hàng biết và tìm đến.

2. Kỹ năng cần có của kiến trúc sư

- Giao tiếp tốt: Giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm mà mọi ngành nghề cần có. Kỹ năng này giúp bạn có thể làm việc theo nhóm hiệu quả, biết lắng nghe và diễn đạt tốt.

- Kiến thức về pháp luật: Khi kiến trúc sư có kiến thức pháp luật về cơ xở hạ tầng sẽ đưa ra giải pháp công trình, phác họa bản vẽ công trình phù hợp, đạt chuẩn yêu cầu của khách hàng cũng như của Pháp luật.

- Kiến thức toán học: Kiến trúc liên quan giữa nghệ thuật và kỹ thuật nên người làm trong ngành này cần có được kiến thức toán học để có thể đo lường, ước lượng và đưa ra tỷ lệ thích hợp để có thể triển khai công trình thực tế theo bản vẽ.

- Kiến thức kỹ thuật: Nhiều thế kế có sự phức tạp nên bạn cần phải căn cứ vào thực tế. Bên cạnh đó, bạn có thể dựa vào cuộc họp nhóm để có thể đưa ra giải pháp, thiết kế tốt nhất.

- Kiến thức mỹ thuật: Một kiến trúc sư tài ba khi có thêm kiến thức về hội họa, khả năng mỹ thuật. Khi có được điều này, bạn dễ dàng phác thảo ở trên giấy nhanh chóng và người nhìn có thể hình dung được ý tưởng của bạn.

Với giải đáp Kiến trúc sư học trường nào, thi khối nào trên đây, hy vọng các bạn đã có được các thông tin hữu ích, định hướng đúng đắn cho tương lai của mình khi theo ngành Kiến trúc sư để có thể sau khi ra trường không lo thất nghiệp, tìm được vị trí tốt để làm việc.

Trong bài viết sau đây, Taimienphi.vn sẽ giải đáp câu hỏi Kiến trúc sư học trường nào? thi khối nào được nhiều bạn đọc gửi đến. Các bạn cùng tham khảo để có thể xác định khối thi và trường học phù hợp cho mình để có thể theo đuổi đam mê ngành Kiến trúc.
Cách chèn ảnh vào cv xin việc, sơ yếu lí lịch, đơn xin việc trong Word
Những chú ý quan trọng khi xin việc làm trái ngành
Top 5 mẫu cv xin việc hoàn chỉnh nhất, nhiều người dùng
Nhà tuyển dụng quan tâm gì nhất ở CV xin việc của bạn?
Chèn ảnh vào cv xin việc, đơn xin việc trong Word
Mẹo viết và mẫu Skills trong CV xin việc tiếng Anh

ĐỌC NHIỀU