- Ông sống trọn vẹn trong thời kì đầy biến động của Việt Nam ở thế kỉ XVIII: Cuộc tranh giành quyền lực của các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh; khắp nơi nổi lên các cuộc khởi nghĩa của nông dân; cuộc sống xa hoa, trụy lạc nơi phủ Chúa... khiến cho đời sống dân chúng vô cùng khổ sở, khốn cùng
- Ông là một danh y lỗi lạc, vừa có tài vừa có tâm đồng thời cũng là một nhà thơ, nhà văn tài ba trong văn học Việt Nam
- Vì là một danh y tài năng nổi danh khắp chốn, vậy nên Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được chúa Trịnh mời vào cung chữa bệnh cho Thế tử, một căn bệnh của con nhà giàu do thừa ăn thừa mặc mà gặp phải, trái ngược hoàn toàn với cảnh tượng khốn khổ, lầm than của trăm ngàn dân đen ngoài kia. Nhân sự kiện lên kinh, vào phủ Chúa chữa bệnh, ông đã viết lên Thượng kinh kí sự nhằm ghi chép lại những điều mắt thấy tai nghe và những cảm nghĩ của mình về nơi đây.
- Đoạn trích Vào phủ Chúa Trịnh trích trong Thượng kinh kí sự, ghi chép lại những điều Lê Hữu Trác được chứng kiến trong ngày đầu ông ở tại phủ Chúa; phản ánh hiện thực với những cảnh vật và cung cách sinh hoạt chốn uy quyền xa hoa, trụy lạc.
--------------------HẾT---------------
Vào phủ chúa Trịnh là ghi chép những điều mắt thấy tai nghe của Lê Hữu Trác khi cung chữ bệnh cho thế tử. Để thấy được bức tranh hiện thực sa hoa, trụy lạc của vua chúa và sự khổ cực của nhân dân, các em có thể tìm hiểu thêm qua bài: Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh, Sơ đồ tư duy Vào phủ chúa Trịnh, Phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh, Cảm nhận về đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.