Vậy hồ sơ xin việc tốt nên tránh những lỗi gì? Bài viết này sẽ giúp bạn làm sáng tỏ nội dung đó, qua đó, các bạn có thể rút kinh nghiệm, chuẩn bị một hồ sơ đầy đủ, bản CV xin việc đầy sức sáng tạo và thuyết phục để tự tin ứng tuyển vào vị trí mà mình mong muốn. Hồ sơ xin việc chính là yếu tố đầu tiên giúp tạo nên sự ấn tượng đối với bất cứ nhà tuyển dụng nào, bởi lẽ, để quyết định nhận một người vào làm việc khi chưa biết được chính xác người đó có khả năng làm việc như nào, tính cách ra sao thì toàn bộ những nhận xét, đánh giá sẽ được đổ dồn vào hồ sơ xin việc của bạn.
Hồ sơ xin việc tốt nên tránh 5 lỗi sau:
1. Thiếu giấy tờ trong hồ sơ xin việc
Thiếu giấy tờ là một lỗi rất "ngớ ngẩn" nhất khi làm hồ sơ xin việc nhưng đây lại là lỗi phổ biến nhất. Việc chuẩn bị hồ sơ bị thiếu mất một loại giấy tờ theo đúng yêu cầu sẽ khiến bạn có khả năng mất đi cơ hội của chính mình. Có thể đó là đơn xin việc hoặc giấy khai sinh công chứng, trong đó đơn xin việc là giấy tờ bắt buộc phải có.
Tùy theo yêu cầu của từng doanh nghiệp, công ty đăng tuyển mà yêu cầu về mặt giấy tờ trong hồ sơ cũng có sự khác nhau, vì vậy, cách tốt nhất để bạn có thể chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ theo đúng yêu cầu của bên tuyển dụng đó là việc đọc kỹ yêu cầu tuyển dụng, các giấy tờ cần chuẩn bị, sau đó, các bạn chủ động chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ đó và gửi về địa chỉ thông báo trên tin tuyển dụng.
2. Địa chỉ email không rõ ràng
Đây cũng là một trong những lỗi khiến hồ sơ xin việc của bạn dù hoàn hảo đến đâu cũng khó có thể tạo được ấn tượng tuyệt đối cho người nhận. Thay vì lựa chọn những cái email không rõ ràng, không ấn tượng, các bạn có thể lựa chọn địa chỉ mail bằng tên của mình, hoặc tên cộng với họ, kèm theo đó, các bạn có thể sử dụng thêm ngày sinh để tránh tình trạng mail không cho đăng ký các địa chỉ trùng. Ví dụ: nguyenhoaithuong1101@gmail.com, thuongnh@gmail.com,...
3. Cách bạn thể hiện mình trên mạng xã hội
Hầu hết các nhà tuyển dụng sẽ sử dụng các mạng xã hội như Facebook, Zalo,... và họ có thể dễ dàng tìm ra tài khoản của bạn nếu như bạn đăng ký bằng số điện thoại hoặc gmail của mình,... Vì vậy, cách thể hiện trên mạng xã hội cũng chính là một yếu tố ảnh hưởng đến việc bên tuyển dụng có quyết định lựa chọn bạn hay không. Một số công việc yêu cầu bạn sử dụng đến mạng xã hội để thực hiện công việc thì bên tuyển dụng sẽ không tin tưởng giao công việc liên quan đến hình ảnh của công ty cho một ứng viên có tài khoản mạng xã hội mà trên đó đều là những hình ảnh không lịch sự, ngôn ngữ thiếu tế nhị, lời lẽ không tích cực,...
Vì vậy, các bạn có thể tạo một thói quen lành mạnh khi sử dụng các mạng xã hội, vì đó rất có thể sẽ ảnh hưởng đến công việc sau này của bạn.
4. Không làm theo quy định của bên tuyển dụng
Một số công ty tuyển dụng sẽ yêu cầu ứng viên thành lập hồ sơ theo những quy chuẩn riêng của công ty họ, vì vậy, các bạn cần theo dõi những quy định của bên tuyển dụng để chủ động hoàn tất hồ sơ của mình theo đúng yêu cầu. Nếu tin tuyển dụng có kèm theo bản mẫu CV, các bạn sẽ tải mẫu về và điền những thông tin theo mẫu hoặc gửi online nếu hệ thống thiết lập gửi CV online.
5. Gửi hồ sơ sai địa chỉ
Toàn bộ những hồ sơ xin việc hiện này sẽ gửi về phòng nhân sự của bên tuyển dụng, sau đó, bên phòng tuyển dụng sẽ xem xét hồ sơ, lọc hồ sơ để chuyển về các phòng. Vì vậy, hồ sơ của bạn sẽ được gửi đến phòng nhân sự của bên tuyển dụng. Tiêu đề của hồ sơ (nếu gửi qua mail) sẽ phải ghi tên đầy đủ ứng viên, vị trí tuyển dụng, có tiêu đề cho mail, người nhận, lời chào hỏi rõ ràng, đúng quy chuẩn,... Các bạn cần tìm hiểu kỹ những yêu cầu tuyển dụng để chủ động hoàn tất hồ sơ theo đúng quy định chung của từng đơn vị tuyển dụng hiện nay.
Trên đây là một số lỗi khi gửi hồ sơ xin việc khiến bạn có thể mất đi cơ hội việc làm của mình. Đây là các lỗi nhiều người thường mắc phải, vì vậy, các bạn cần dành thời gian chăm chút cho hồ sơ của mình, đầu tư vào việc tạo ấn tượng cho CV xin việc nhằm tạo nên những ấn tượng nhất định cho bên tuyển dụng, giúp các bạn nhanh chóng có được việc làm mà mình mong muốn.