Hãy kể một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về các danh nhân văn hóa

Đề bài: Hãy kể một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về các danh nhân văn hóa

Mục Lục bài viết:
1. Bài mẫu số 1
2. Bài mẫu số 2
3. Bài mẫu số 3

 

Phần 1: Dàn ý hãy kể một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về các danh nhân văn hóa

Xem chi tiết Dàn ý hãy kể một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về các danh nhân văn hóa tại đây
 

Phần 2: Bài văn mẫu Hãy kể một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về các danh nhân văn hóa

 

Mẫu số 1: Kể về danh nhân văn hoá - Hồ Chí Minh

Trong số những câu chuyện của bà ngoại kể cho em nghe, đó là những câu chuyện về ngày xưa, về thời chiến tranh và về những người anh hùng, không thể thiếu đó là câu chuyện về Bác Hồ kính yêu - danh nhân văn hóa thế giới

Bác Hồ tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, sinh năm 1890 tại Làng Sen, xã Kim Liên huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An, bà em thường kể về đức tính giản dị của Bác để em nhìn vào đó mà học tập noi theo. Bà kể rằng Bác tuy là lãnh đạo của một nước, là vị lãnh tụ cao nhất của cả một dân tộc nhưng trong bữa ăn vẫn giữ nét thanh đạm, khẩu vị truyền thống quê nhà. Bữa cơm của Bác thường chỉ có cơm, canh, dưa, cà và cá kho, Bác ăn rất đạm bạc, buổi sáng có thể chỉ là bát cháo hoặc bát phở đơn giản, bữa trưa Bác thường ăn hai bát cơm với vài miếng dưa, vài quả cà, ít nước canh và cá kho. Trên mâm cơm của Bác lúc nào cũng đặt một chiếc bát thừa, chiếc bát ấy là để Bác liệu xem có ăn hết thức ăn hay không, nếu xác định không ăn hết được thức ăn Bác sẽ san thức ăn còn mới vào bát đó để người sau có thể dùng được. Khi Bác ăn xong chính tay Bác sắp xếp bát đũa gọn gàng, bát con ra bát con, đĩa ra đĩa và bát tô ra bát tô rồi để gọn trong mâm, úp chiếc lồng bàn lên, người vào dọn chỉ việc bê cả mâm đi.

Qua câu chuyện trên chúng ta có thể thấy Bác Hồ không chỉ là người tiết kiệm, giản dị mà còn tôn trọng cả những người giúp việc, đồng cảm với mọi người dân của mình.

 

Mẫu số 2: Kể về một danh nhân văn hoá - Nguyễn Du

Đất nước Việt Nam ta là một đất nước giàu truyền thống văn hóa dân tộc, trong cuộc thi tìm hiểu về các danh nhân văn hóa nước nhà, em đã có dịp được nghe câu chuyện về danh nhân văn hóa - đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.

Nguyễn Du sinh năm 1765 mất năm 1820, tuổi thơ của ông sớm đã mồ côi cả cha lẫn mẹ, năm mười một tuổi thì mất cha hai năm sau thì mất cả mẹ phải đến sống nhờ anh trai. Ngay từ thời niên thiếu cuộc sống của ông đã bị ảnh hưởng bởi chế độ chính trị và chính điều đó đã ảnh hưởng đến quan điểm và sự nghiệp sáng tác của ông về sau. Trong những hoàn cảnh khó khăn, Nguyễn Du vẫn giữ cho mình một đời sống tiêu diêu, thanh thản, tìm cho mình cuộc sống nơi thôn dã như đi câu cá, xem sách hoặc đi đến những phường hát. Cuộc đời Nguyễn Du đã từng nhiều lần ra làm quan nhưng làm quan suốt gần hai chục năm ông chỉ thấy toàn buồn khổ, nhiều bài thơ của ông cũng xuất phát từ những nỗi khổ cuộc đời. Qua các sáng tác của Nguyễn Du, người ta ca ngợi ông là một nhà thơ có học vấn uyên bác, các sáng tác được lưu hành rộng rãi ngay từ khi còn sống. Đặc biệt tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du đã góp phần đưa văn học Việt Nam vượt ra khỏi bờ cõi quốc gia để hội nhập cùng với những tinh hoa văn hoá của nhân loại.

Với những cống hiến của Nguyễn Du với văn học nước nhà và văn hóa nhân loại, UNESCO đã vinh danh Nguyễn Du là danh nhân văn hóa thế giới.

 

Mẫu số 3: Kể về một danh nhân văn hoá - Nguyễn Trãi

Trong chuyến đi tham quan đến khu di tích lịch sử Côn Sơn - Kiếp Bạc thuộc tỉnh Hải Dương, chúng em đã đến thăm và thắp hương tưởng niệm tại đền thờ Nguyễn Trãi, tại đây chúng em đã được nghe câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của vị danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi.

Nguyễn Trãi sinh ra tại Thăng Long trong một gia đình có dòng dõi làm quan, khi lên 5 tuổi thì mẹ qua đời nên đã cùng cha về quê nội ở làng Nhị Khê sinh sống. Năm Nguyễn Trãi 20 tuổi ông đi thi và đã đỗ tiến sĩ, ra làm quan giữ chức Ngự sử đài chánh chưởng, khi vua Hồ Quý Ly và cha là Nguyễn Phi Khanh bị giặc Minh bắt, ông đã định theo cha sang Trung Quốc để hầu hạ nhưng cha ông đã khuyên ông rằng: "Con là người có học có tài, nên tìm cách rửa nhục cho nước, trả thù cho cha", nghe lời cha ông đã quay về tìm đường đánh giặc, cứu nước. Vua nhà Minh biết Nguyễn Trãi là người có tài, muốn chiêu mộ nhưng ông nhất quyết không theo giặc. Nguyễn Trãi chính là một người có công lớn trong việc giúp vua Lê Lợi đánh giặc Minh bằng "Bình Ngô sách" trong đó bao gồm mưu lược, kế sách và chiến lược cụ thể. Không chỉ là một nhà quân sự tài ba, Nguyễn Trãi còn là một nhà văn, nhà thơ, nhà văn hóa kiệt xuất, các tác phẩm gắn liền với tên tuổi Nguyễn Trãi như "Bình Ngô đại cáo" (viết sau chiến thắng giặc Minh), "Quốc âm thi tập" và "Quân trung từ mệnh tập". Đáng tiếc thay vì bị hãm hại mà gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc (năm 1442) khiến cho người đời vô cùng thương tiếc. Mãi về sau này vua Lê Thánh Tông mới minh oan cho gia đình ông.

Có thể nói, Nguyễn Trãi là một nhân vật vĩ đại của lịch sử nước ta, là người anh hùng dân tộc, nhà quân sự đại tài, nhà văn hóa kiệt xuất và là danh nhân văn hóa thế giới.

Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các em học sinh hoàn thành yêu cầu: Hãy kể một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về các danh nhân văn hóa, đây đều là những câu chuyện đã được chọn lọc nói về những con người kiệt xuất, vừa tài giỏi vừa có nhiều đóng góp cho xã hội, được mọi người kính trọng, ngưỡng mộ.
Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về những ước mơ đẹp hoặc những ước mơ viển vông, phi lí
Soạn bài Tập làm văn: Kể chuyện đã nghe, đã đọc, tuần 12, lớp 4
Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài
Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tấm lòng nhân hậu
Soạn bài Người kể chuyện trong văn bản tự sự
Soạn bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Tuần 12

ĐỌC NHIỀU