- Văn bản "Em bé thông minh - Nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian" được trích trong "Giảng văn văn học Việt Nam Trung học cơ sở", Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2014.
Bố cục 3 phần:
- Phần 1 (từ đầu đến "đề cao trí tuệ của nhân dân"): Giới thiệu về truyện cổ tích "Em bé thông minh".
- Phần 2 (tiếp theo đến "sứ giả láng giềng"): Đề cao trí tuệ dân gian được thể hiện thông qua bốn lần thử thách cậu bé thông minh.
- Phần 3 (còn lại): Khẳng định giá trị nội dung của truyện cổ tích "Em bé thông minh".
- Bàn luận về trí tuệ dân gian được kết tinh trong bốn lần thử thách cậu bé thông minh.
- Phương thức biểu đạt: nghị luận.
- Thể loại: văn bản nghị luận, bàn luận về một tác phẩm văn học.
- Ca ngợi trí tuệ dân gian và thể hiện ước mơ về một cuộc sống công bằng, hạnh phúc.
- Lập luận chặt chẽ.
- Cách sắp xếp dẫn chứng, lí lẽ mạch lạc, rõ ràng, thuyết phục.
a. Luận điểm 1: Trong thử thách đầu tiên, tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong ứng xử.
- Lí lẽ: "Thử thách này là một tình huống thử thách tư duy và việc sử dụng ngôn ngữ.".
- Dẫn chứng: "Trước câu hỏi khó, em bé đã đáp trả lại bằng việc ra lại câu hỏi cho người đố, để chỉ ra rằng, đây là một câu hỏi không thể có câu trả lời.".
b. Luận điểm 2: Tác giả khẳng định khả năng ứng phó nhanh của trí tuệ dân gian qua đó bày tỏ ước mơ về mối quan hệ giữa các tầng lớp người trong xã hội đều được nới lỏng, cởi bỏ.
- Lí lẽ: "Hai câu hỏi thử thách ở đây đều do nhà vua đưa ra, là những câu hỏi tình huống mà ở đó, người trả lời phải đưa ra những giải pháp hợp lí.".
- Dẫn chứng: "Nhờ nhanh trí, em bé "đọc" ngay ra sự vô lí của câu hỏi và hiểu ngay ra cần phải ứng xử với sự vô lí ấy như thế nào.".
- Lí lẽ: "Câu trả lời của em bé ở hai tình huống này vẫn theo cách đáp trả sở trường.".
- Dẫn chứng: "Đó là trong khi dân làng lo lắng, bao nhiêu lần họp bàn cố gắng đi tìm câu trả lời thì em bé hướng trí thông minh vào việc vạch ra sự vô lí [...] phải thực hiện một sự vô lí còn lớn hơn.".
c. Luận điểm 3: Ở thử thách thứ tư, tác giả dân gian nhấn mạnh vị thế của trí tuệ dân gian so với trí tuệ cung đình.
- Lí lẽ: "Cách dẫn dắt vấn đề đã đẩy tầm quan trọng của việc trả lời câu đố lên một mức cao: đây là vấn đề danh dự và vận mệnh của quốc gia".
- Dẫn chứng:
+ "Để tôn vinh trí tuệ dân gian, người kể chuyện đã xếp đặt tình huống [...] đối với nước láng giềng.".
+ "Người kể còn nhấn mạnh thêm tính trầm trọng [...] để có thời gian suy nghĩ.".
- Lí lẽ: "Tất cả những chi tiết đó tạo độ căng, tạo sức cuốn hút cho câu chuyện và cũng là cách để nhân mạnh độ xuất sắc của câu trả lời em bé đưa ra.".
- Dẫn chứng: " Với câu trả lời xuất sắc của mình, em bé [...] sứ giả láng giềng.".
d. Lời kết luận, khẳng định của người viết về giá trị nội dung của truyện cổ tích "Em bé thông minh":
- Bài học rút ra từ truyện: khả năng quan sát, ứng phó nhanh nhạy trước mỗi tình huống, bản lĩnh trong ứng xử.
- Tác giả dân gian đề cao tầng lớp lao động, bày tỏ sự tự hào về trí tuệ bình dân.
- Thể hiện ước mơ về cuộc sống công bằng, hạnh phúc của người xưa.
--------------------------HẾT-------------------------
Văn bản Em bé thông minh - Nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian đã bàn luận, phân tích rõ giá trị nội dung trong truyện cổ tích Em bé thông minh. Đừng bỏ lỡ một số bài văn mẫu lớp 7 hay và chất lượng như:
- Soạn bài Em bé thông minh, nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian
- Soạn bài Nói và nghe: Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi