1. Mở đoạn: Giới thiệu truyện "Ếch ngồi đáy giếng".
2. Thân đoạn:
- Tóm tắt ngắn gọn truyện.
- Bài học rút ra:
+ Phê phán những người có hiểu biết hạn hẹp nhưng cao ngạo, ra oai.
+ Khuyên con người nên khiêm tốn, chăm chỉ mở mang tầm hiểu biết.
3. Kết đoạn: Khẳng định giá trị của truyện.
Truyện ngụ ngôn "Ếch ngồi đáy giếng" là văn bản đặc sắc, ẩn chứa nhiều bài học ý nghĩa. Truyện kể về con ếch sống trong chiếc giếng suốt thời gian dài. Vì chỉ nhìn trời qua miệng giếng nên ếch luôn cho mình là nhất. Chính vì vậy, khi ra khỏi giếng, ếch đã bị con trâu giẫm bẹp vì thói nghênh ngang, coi trời bằng vung. Thông qua văn bản, em nhận thấy bản thân cần phải sống khiêm tốn. Đồng thời chăm chỉ mở mang tầm hiểu biết, không nên cho mình tài giỏi, hơn người. Nếu không, chúng ta sẽ mãi chỉ là những kẻ "ếch ngồi đáy giếng".
Chú ếch trong truyện ngụ ngôn "Ếch ngồi đáy giếng" thật đáng phê phán. Vì sống trong giếng quá lâu nên ếch ta không hề biết đến sự rộng lớn bên ngoài. Ếch luôn nghênh ngang, coi mình là nhất. Năm nọ, mưa to, nước dâng cao đưa ếch ta ra ngoài. Quen thói cũ, ếch không thèm để ý xung quanh. Bởi vậy, ếch đã bị chú trâu giẫm chết. Em thấy rằng, bản thân mình không nên có thái độ như vậy. Chúng ta cần sống khiêm tốn, biết mình ở vị trí nào. Đồng thời, không ngừng học hỏi, mở mang kiến thức. Có như vậy, mỗi người mới không trở thành những kẻ "ếch ngồi đáy giếng".
Đọc truyện ngụ ngôn "Ếch ngồi đáy giếng", em cảm thấy đây là một tác phẩm vô cùng ý nghĩa khi đã phê phán những kẻ nông cạn nhưng hay cao ngạo, ra oai. Chắc chắn trong xã hội này không thiếu những người như chú ếch trong truyện. Chính vì vậy, để không tự biến mình thành kẻ "ếch ngồi đáy giếng", chúng ta cần có thái độ sống khiêm nhường. Đặc biệt, phải thường xuyên học hỏi, mở mang tầm hiểu biết, không diễu võ dương oai với mọi người.
"Ếch ngồi đáy giếng" là một câu chuyện đầy ý nghĩa. Thông qua nhân vật con ếch, tác giả dân gian muốn phê phán những kẻ ngu dốt nhưng lại hay diễu võ dương oai. Kết cục bi thảm của chú ếch cũng chính là hậu quả của thói huênh hoang, ngu dốt. Có lẽ, cuộc sống không thiếu những kẻ "ếch ngồi đáy giếng" như vậy. Từ câu chuyện, em nhận ra rằng bản thân cần phải học tập, trau dồi, mở mang kiến thức hơn nữa.
Sau khi đọc truyện ngụ ngôn "Ếch ngồi đáy giếng", em nhận thấy trong cuộc sống không hề thiếu những người như vậy. Rất nhiều người như chú ếch kia, luôn cho mình là nhất và nhìn đời qua "miệng giếng nhỏ xinh". Kết cục bi thảm của ếch cũng là do thói huênh hoang, tự cao tự đại đem lại. Bởi vậy, nếu không muốn tự biến mình thành kẻ "ếch ngồi đáy giếng" thì chúng ta cần phải rèn luyện cho mình thái độ sống khiêm nhường. Đồng thời, không ngừng học hỏi, mở mang tầm hiểu biết.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Qua truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng, tác giả dân gian đã gửi gắm bài học sâu cay về thái độ sống khiêm tốn và không ngừng học hỏi. Để chuẩn bị cho những bài học tiếp theo trong chương trình Ngữ văn 7, Cánh Diều, em có thể tham khảo bài văn mẫu lớp 7 khác:
- Đoạn văn về chủ đề tự chọn có sử dụng biện pháp nói quá hoặc nói giảm, nói tránh
- Kể lại chi tiết em thích nhất trong truyện Thầy bói xem voi