Dấu hiệu có thai sớm mẹ bầu cần biết
Dấu hiệu có thai thường xuất hiện khi nào?
Nghe có vẻ kỳ quặc nhưng tuần đầu tiên bạn mang thai được dựa vào ngày của kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Kỳ kinh nguyệt cuối cùng được coi là tuần thứ nhất của thai kỳ, kể cả khi bạn chưa thực sự mang thai.
Ngày sinh dự kiến được tính bằng ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng của bạn. Vì vậy, những tuần đầu tiên chưa có dấu hiệu cũng được tính vào thai kỳ 40 tuần của bạn.
1. Chuột rút nhẹ
Từ tuần 1 - 4, mọi thứ vẫn diễn ra ở cấp độ tế bào. Trứng được thụ tinh tạo ra túi phôi (một nhóm tế bào chứa đầy chất lỏng), túi phôi sẽ phát triển thành các cơ quan và bộ phân cơ thể của bé.
Khoảng 10 - 14 ngày sau khi thụ thai, túi phôi sẽ cấy vào nội mạc tử cung. Quá trình này có thể gây ra xuất huyết làm tổ và thường bị nhầm với kinh nguyệt. Trong giai đoạn này, cần tránh hút thuốc, uống rượu hoặc sử dụng thuốc gây xuất huyết nặng.
2. Trễ kinh
Khi quá trình làm tổ đã được hoàn tất, cơ thể bạn sẽ bắt đầu sản sinh hormone hCG. Hormone này giúp cơ thể duy trì thai kỳ. Nó cũng khiến cho buồng trứng ngừng phát triển và chín mỗi tháng.
Bạn có thể sẽ không có kinh nguyệt 4 tuần sau khi thụ thai. Nếu kinh nguyệt của bạn không đều, bạn có thể làm xét nghiệm để chắc chắn mình có đang mang thai hay không. Hầu hết các xét nghiệm có thể giúp phát hiện nồng độ hCG chỉ 8 ngày sau khi bị trễ kinh.
Lời khuyên:
Hãy làm xét nghiệm sớm để biết kết quả chính xác.
Hãy dừng bất cứ loại thuốc nào mà bạn đang sử dụng để không gây hại cho em bé.
3. Nhiệt độ cơ thể tăng
Nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường cũng là một dấu hiệu có thai, đặt biệt là khi bạn tập thể dục hoặc trong điều kiện thời tiết nắng nóng. Trong thời gian này, bạn cần phải đảm bảo uống nhiều nước và vận động nhẹ nhàng hơn.
4. Mệt mỏi
Mệt mỏi là điều hoàn toàn bình thường và có thể xảy ra trong bất cứ giai đoạn nào. Progesterone sẽ tăng vọt và có thể khiến bạn cảm thấy buồn ngủ.
Lời khuyên:
Trong những tuần mang thai đầu tiên, bạn có thể cảm thấy kiệt sức. Hãy cố gắng ngủ đủ giấc.
Đồng thời, giữ cho phòng ngủ luôn mát mẻ do nhiệt độ cơ thể sẽ cao hơn bình thường.
5. Tim đập nhanh
Tuần 8 - 10, tim bạn có thể đập nhanh hơn, mạnh hơn. Đánh trống ngực và rối loạn nhịp tim là điều khá phổ biến, nguyên nhân là do thay đổi hormone.
Lưu lượng máu sẽ tăng lên ở giai đoạn sau của thai kỳ. Nhưng tốt nhất là hãy bắt đầu rèn luyện từ trước khi mang thai. Nếu bạn có tiền sử về tim mạch, hãy đi khám và xin lời khuyên của bác sĩ.
6. Thay đổi ở ngực
Những thay đổi ở ngực có thể xảy ra ở tuần 4 - 6. Ngực của bạn sẽ trở nên mềm và sưng do thay đổi hormone. Điều này sẽ biến mất sau vài tuần, khi mà cơ thể đã điều chỉnh được hormone.
Thay đổi ở nhũ hoa và ngực cũng có thể xảy ra vào tuần 11. Hormone tiếp tục làm cho ngực bạn to lên. Khu vực xung quanh núm vú có thể chuyển sang màu sẫm và ngày càng lớn hơn.
7. Thay đổi tâm trạng
Estrogen và progesterone sẽ tăng cao trong quá trình mang thai, làm ảnh hưởng đến tâm trạng và khiến bạn nhạy cảm hơn bình thường. Thay đổi tâm trạng là một vấn đề khá phổ biến và có thể gây ra trầm cảm, lo lắng, và cáu kỉnh.
8. Đi tiểu thường xuyên
Trong quá trình mang thai, lượng nước thải trong cơ thể sẽ tăng nên, khiến cho thận bài tiết nhiều hơn bình thường, dẫn đến lượng chất lỏng lớn trong bàng quang của bạn.
Lời khuyên:
Uống nhiều nước hơn mỗi ngày.
Chủ động đi vệ sinh để tránh mất kiểm soát.
9. Đầy bụng và táo bón
Cũng như trong kỳ kinh nguyệt, đầy hơi có thể xảy ra trong thời kỳ đầu mang thai. Điều này có thể là do thay đổi hormone hoặc tiêu hóa chậm. Kết quả là bạn cảm thấy đầy hơi và táo bón.
10. Ốm nghén, buồn nôn
Ốm nghén thường xảy ra ở tuần 4 - 6. Vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra ốm nén là gì nhưng đó có thể là do hormone.
Trong vòng 3 tháng đầu, người mẹ có thể bị ốm nghén nhẹ hoặc nặng. Nó có thể trở nên trầm trọng hơn ở tháng thứ 3 nhưng sẽ giảm dần khi bước vào 3 tháng giữa thai kỳ.
Lời khuyên:
Ăn bánh quy mặn khi thức dậy vào buổi sáng.
Uống nhiều nước.
Đi khám bác sĩ nếu không thể ăn uống.
11. Huyết áp cao và chóng mặt
Trong hầu hết các trường hợp, huyết áp cao hoặc bình thường sẽ giảm trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Điều này cũng gây ra cảm giác chóng mặt vì các mạch máu bị giãn ra.
Huyết áp cao do mang thai còn khó xác định hơn. Hầu hết các trường hợp bị tăng huyết áp trong vòng 20 tuần đầu tiên đều gặp phải các vấn đề tiềm ẩn khác. Nó có thể phát triển trong thời kì mang thai hoặc từ trước đó.
Lời khuyên:
Tập các bài thể dục dành cho bà bầu.
Theo dõi huyết áp.
Uống đủ nước và ăn vặt thường xuyên.
Đứng dậy một cách chậm rãi.
12. Nhạy cảm với mùi
Nhạy cảm với mùi trong thời kì đầu và một vấn đề thường gặp. Không có nhiều nghiên cứu khoa học về điều này, nhưng có vẻ như nó làm tăng cảm giác buồn nôn và khó chịu đối với một số loại thực phẩm.
13. Tăng cân
Tăng cân thường xảy ra từ tháng thứ 3 trở đi. Nhu cầu calorie sẽ không thay đổi quá nhiều trong 3 tháng đầu, nhưng nó sẽ tăng lên ở những giai đoạn sau.
14. Chứng ợ nóng
Hormone có thể làm giãn van giữa dạ dày và thực quản của bạn, làm rò rỉ axit dạ dày, và gây ra ợ nóng.
Lời khuyên:
Chia thành nhiều bữa nhỏ thay vì ăn một bữa lớn.
Ngồi thẳng trong ít nhất 1 giờ để tiêu hóa thức ăn.
15. Thay đổi trên da
Sự kết hợp của thể tích máu tăng và nồng độ hormone cao làm tăng cường lưu thông máu, các tuyến dầu cũng hoạt động mạnh hơn, làm cho làn da hồng hào, bóng mượt. Tuy nhiên, bạn cũng có thể bị mụn trứng cá trong giai đoạn này.
Hầu hết các dấu hiệu này sẽ giảm dần khi bước vào 3 tháng giữa thai kỳ. Hãy đi khám bác sĩ thường xuyên để có được lời khuyên hữu ích nhất về chăm sóc sức khỏe mẹ và bé nhé!
Song song với việc mang thai, mẹ bầu cần nắm được các cách tính tuổi thai phổ biến để theo dõi sự phát triển của em bé và dự đoán ngày sinh chính xác. Chi tiết các cách tính tuổi thai theo giấy siêu âm, theo ngày quan hệ, ngày rụng trứng đã được chúng tôi chia sẻ, mời mẹ bầu tham khảo.
Ngoài ra, mọi người cần theo dõi sát sao thông tin về dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán hiện nay, đây là loại bệnh rất nguy hiểm do virus Corona gây lên, để an toàn, mỗi chúng ta nên chủ động phòng tránh và tìm hiểu về triệu chứng bệnh Corona để có những biện pháp xử lý kịp thời.