Cha ông ta có câu phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam. Quả đúng như vậy, không chỉ đa dạng, phong phú về từ vựng, ngữ nghĩa của từ, tiếng Việt còn khiến nhiều người bối rối khi đọc, viết các từ đồng âm, bắt đầu bằng các phụ âm "d" và "Gi".
Điển hình cho các lỗi phát âm này chính là các cụm từ "dao động" và "giao động". Vậy làm thế nào để phân biệt dao động hay giao động, đâu là cách viết đúng? Bài viết sau đây của Taimienphi.vn sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời.
Căn cứ theo dữ liệu trong từ điển tiếng Việt của GS. Hoàng Phê thì "dao động" là từ viết đúng và "giao động" là từ viết sai.
Giải thích điều này, chúng ta cần đi phân tích ý nghĩa của các từ đơn "dao", "giao", "động" và ý nghĩa của các cụm từ được ghép bởi những từ này. Cụ thể:
Không chỉ sử dụng với ý nghĩa chỉ đồ vật dùng để cắt, xén có lưỡi và tay cầm, chữ "dao" trong tiếng Hán còn được hiểu là trạng thái là lắc, lay động
Tiếng Hán sử dụng từ "động" với ý nghĩa thể hiện sự chuyển động, không đứng yên của một sự vật, hiện tượng
Theo từ điển tiếng Việt, giao vừa là động từ, vừa là danh từ. Với ý nghĩa là động từ, giao sự cắt, gặp nhau ở một điểm, hướng hoặc thể hiện sự đưa cho để nhận lấy và chịu trách nhiệm. Nếu đóng vai trò là danh từ, giao là từ để chỉ tập hợp các phần tử thuộc một hay nhiều nhóm/tập hợp khác nhau.
Với cách định nghĩa ở trên, từ ghép dao động sẽ là động từ thể hiện sự dao động, chuyển động của một sự vật, hiện tượng xung quanh một vị trí hoặc xê xích trong một giới hạn nào đó.
Ở phương diện nghĩa bóng, dao động cũng là từ thể hiện cho sự mất ổn định về tinh thần, tư tưởng, không nhất quán theo suy nghĩ ban đầu, dẫn đến sự thay đổi ý kiến.
Nếu được sử dụng như một danh từ, dao động lại được hiểu là những quá trình lặp lại như cũ sau một khoảng thời gian xấp xỉ bằng nhau.
Mặc dù 2 từ "giao" và từ "động" khi đứng đơn lẻ đều có ý nghĩa nhưng từ ghép "giao động" lại là từ sai, hoàn toàn không có trong từ điển tiếng Việt.
Để hiểu hơn về cách sử dụng cụm từ "dao động" trong tiếng Việt, bạn có thể tham khảo một số mẫu câu dưới đây.
* Cách dùng từ "Dao động" với vai trò là danh từ.
- Dao động điện, dao động của con lắc, dao động của kim đồng hồ
* Sử dụng từ "dao động" với vai trò "động từ"
- Nghĩa đen:
+ Con lắc dao động quanh giá đỡ
+ Ở phiên giao dịch cuối ngày, giá USD dao động mạnh, giảm từ 22.3 xuống 21.6.
+ Số giờ làm việc của nhân viên dao động từ 40 - 50h/tuần
- Nghĩa bóng:
+ Sau khi nghe lời khuyên từ cha mẹ, có vẻ cô ấy đang dao động tinh thần
+ Anh ấy là người mạnh mẽ, không dao động trước mọi khó khăn
Với những phân tích trên đây, chắc hẳn các bạn đã biết cách phân biệt dao động hay giao động và viết cách sử dụng từ chính xác rồi đúng không. Tiếp theo, để trau dồi, mở rộng vốn từ sử dụng trong văn nói, văn viết hàng ngày, các bạn có thể tham khảo bài viết dư giả hay dư dả của chúng tôi.