Dàn ý thuyết minh về danh lam thắng cảnh Chùa Hương

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Dàn ý thuyết minh về danh lam thắng cảnh Chùa Hương
 

I. Dàn ý thuyết minh về danh lam thắng cảnh Chùa Hương (Chuẩn)

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát quần thể di tích chùa Hương.

2. Thân bài

* Lịch sử hình thành:
- Xây dựng vào cuối thế kỷ thế kỷ 17
- Tọa lạc tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, bên cạnh sông Đáy.

* Kết cấu kiến trúc:
- Gồm hàng chục ngôi chùa lớn thờ Phật, nhiều ngôi đền thờ thần, thánh cùng các ngôi đình thờ khác.
- Lối kiến trúc kết hợp giữa phong cảnh thiên nhiên với hệ thống hang động tự nhiên và các kiến trúc chùa chiền cổ xưa, tạo nên một không gian vừa mang vẻ đẹp trữ tình thơ mộng vừa mang vẻ thoát tục, thiêng liêng chốn cửa Phật.
- Các kiến trúc chính:
+ Chùa Ngoài, tên khác là chùa Trò hay chùa Thiên Trù, bên trong ngôi chùa này có tháp chuông.
+ Trung tâm của khu di tích chính là chùa Hương, hay còn gọi là chùa Trong, chùa Hương tích, đây không phải là ngôi chùa nhân tạo mà nó thực tế là một hang động lớn.
+ Suối Giai Oan, chùa Cửa Võng, am Phật Tích, động Tuyết Quynh hay chùa Tuyết Quynh.

* Lễ hội chùa Hương:
- Là một trong những lễ hội lớn nhất ở miền Bắc nước ta, bắt đầu từ ngày 6/2 âm lịch hằng năm, kết thúc vào khoảng hạ tuần tháng âm lịch, trong đó chính thức diễn ra trong khoảng 4 ngày từ ngày 15 đến 18 tháng 2 âm lịch.
- Gồm phần lễ đơn giản, đậm chất Thiền và phần hội với các hoạt động chèo thuyền vãn cảnh, hát văn, hát chèo,...

* Chùa Hương trong văn học:
- Di tích chùa Hương và lễ hội chùa Hương đã ăn sâu vào tiềm thức và văn hóa tín ngưỡng tôn sùng đạo phật, đạo giáo và cả nho học của người dân Việt Nam.
- Với vẻ đẹp hiếm có bởi sự kết hợp tinh tế giữa cảnh thiên nhiên và các công trình kiến trúc nhân tạo đã đưa nơi đây trở thành nguồn cảm hứng bất tận của các văn nhân, thi sĩ xưa và nay.

3. Kết bài

- Nêu cảm nghĩ cá nhân về quần thể di tích chùa Hương.
 

II. Bài văn mẫu thuyết minh về danh lam thắng cảnh Chùa Hương (Chuẩn)

Tôi có nghe một bài hát mở đầu bằng những câu hát rất dễ thương, tươi tắn như sau:

"Hôm qua em đi chùa Hương
Hoa cỏ còn mờ hơi sương
Cùng thầy mẹ em vấn đầu soi gương."

Tôi cũng lại đọc một bài hát nói của Chu Mạnh Trinh rằng:

"Bầu trời, cảnh bụt,
Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay.
Kìa non non, nước nước, mây mây,
Đệ nhất động hỏi là đây có phải?"

Tựu chung lại cả hai tác phẩm ấy đều nói về một địa điểm vô cùng nổi tiếng mà theo cách gọi của dân gian là Chùa Hương, nhưng chính xác nó không chỉ là một ngôi chùa riêng biệt mà là một quần thể di tích văn hóa - tôn giáo lớn gọi là Hương Sơn có tuổi đời lên tới vài trăm năm từ thuở vua Lê-chúa Trịnh. Chùa Hương không chỉ mang trong mình vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình tựa như chốn bồng lai tiên cảnh,...(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Chùa Hương tại đây.

-------------------------HẾT-----------------------

Bên cạnh dàn ý Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Chùa Hương, các em học sinh cũng có thể đón đọc thêm một số bài văn mẫu trong tuyển tập Những bài văn hay lớp 8 của chúng tôi: Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam; Thuyết minh về cây bút bi; Thuyết minh về đàn gà con quê em; Thuyết minh về địa danh Pác Bó - Cao Bằng; Thuyết minh về Đà Lạt - Thành phố sương mờ,... 

Đến với dàn ý thuyết minh về danh lam thắng cảnh Chùa Hương, các bạn sẽ được trau dồi thêm cho mình những hiểu biết khái quát và hữu ích về danh thắng Chùa Hương, nơi có động Hương Tích được coi là “Nam thiên đệ nhất động” (động đẹp nhất trời Nam).
Dàn ý thuyết minh về chùa Thiên Mụ
Dàn ý thuyết minh về danh lam thắng cảnh núi Voi
Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh của đất nước, quê hương
Thuyết minh về một ngôi chùa ở quê em
Thuyết minh về danh lam thắng cảnh, bài mẫu số 2
Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Thanh Hóa

ĐỌC NHIỀU