- Ban đầu Huy Cận đặt tên bài thơ là "Chiều trên sông", sau đó đổi thành Tràng Giang.
- Tràng giang có cách gọi Hán Việt khác là "trường giang", dùng để chỉ con sông dài. -> tạo sự cổ kính.
- Biến âm "ang": Tránh nhầm lẫn với sông Trường Giang bên Trung Quốc; Sử dụng âm "ang" là âm mở rộng giúp không gian hiện lên không chỉ có chiều dài mà còn như được mở ra về chiều rộng.
- Qua nhan đề giúp người đọc hình dung ra một không gian vũ trụ bao la, dường như ngầm báo hiệu con người sẽ cô đơn trước không gian rộng lớn mênh mang ấy.
Huy Cận là nhà thơ của nỗi niềm khắc khoải không gian, bởi vậy, thơ ông luôn xuất hiện những không gian bao la rộng lớn, qua đó nhà thơ gửi gắm nỗi niềm tâm trạng của mình. "Tràng giang" là một bài thơ như thế. Qua nhan đề, người đọc không chỉ thấy được sự cổ kính mà còn thấy được nét phong cách mới mẻ hiện đại của Huy Cận.
Ban đầu Huy Cận định đặt tên cho bài thơ của mình là "Chiều trên sông" - một cụm từ thuần Việt gợi cảnh ngày tàn trên dòng sông, thế nhưng sau đó, với cảm quan của một nhà thơ vừa hiện đại nhưng không kém phần cổ điển, ông đã đổi tên thành "Tràng giang". Tràng giang là từ Hán Việt và có tên gọi khác là "trường giang", dùng để chỉ con sông dài. Việc sử dụng từ Hán Việt làm nhan đề không chỉ giúp bài thơ gợi cảnh sông nước cụ thể mà dường như hiện lên là cảnh sông nước muôn đời. Dòng sông không chỉ hiện lên với chiều dài,...(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Ý nghĩa nhan đề bài thơ "Tràng giang" tại đây.