Dàn ý phân tích truyện ngắn Tinh thần thể dục

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý
II. Bài văn mẫu

Dàn ý phân tích truyện ngắn Tinh thần thể dục
 

I. Dàn ý phân tích truyện ngắn Tinh thần thể dục (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu truyện ngắn "Tinh thần thể dục" của Nguyễn Công Hoan.

2. Thân bài

- Bố cục: 5 cảnh
- Nội dung: Vạch trần sự lừa bịp, giả dối của chế độ thực dân phong kiến
+ Cảnh 1: Anh Mịch xin ông lí cho nghỉ buổi xem đá bóng để đi làm trừ nợ cho ông Nghị nhưng ông lí không quan tâm đến lí do của anh và bắt ép anh Mịch phải đi.
+ Cảnh 2: Bác Phô gái xin ông lí cho chồng mình nghỉ xem đá bóng vì ông ấy bị ốm nhưng ông lí không đồng ý.
+ Cảnh 3: Bà cụ phó Bính vì muốn xin cho con trai nghỉ xem buổi đá bóng nên đã thuê người xem hộ và đút lót cho ông lí.
+ Cảnh 4: Cảnh ông lí sai người đi lùng sục khắp các nhà để cho đủ 100 người đi xem đá bóng.
+ Cảnh 5: Cảnh mọi người xếp hàng đi xem đá bóng và lời quát tháo của ông lí.
→ Xem bóng đá là một việc rất bình thường, là cơ hội để mọi người giải trí, giao lưu nhưng đối với những người dân làng Ngũ Vọng thì nó lại trở thành tai họa.
→ Ông lí vì quá phục tùng mệnh lệnh của quan trên mà chỉ quan tâm đến số lượng và không quan tâm đến hoàn cảnh thực tế mà người dân đang gặp phải.
- Ngôn ngữ: Ngắn gọn, xúc tích, tự nhiên, sinh động.
- Nghệ thuật: Nghệ thuật trào phúng, đả kích vào các trò bịp bợm của thực dân Pháp.

3. Kết bài

Cảm nhận về truyện ngắn "Tinh thần thể dục".
 

II. Bài văn mẫu Phân tích truyện ngắn Tinh thần thể dục (Chuẩn)

Nguyễn Công Hoan là nhà văn trào phúng xuất sắc với những tác phẩm nổi tiếng như "Kép Tư bền", "Bước đường cùng", "Hai thằng khốn nạn",...Và tiêu biểu trong số đó không thể không kể đến truyện ngắn "Tinh thần thể dục". Đây là tác phẩm thẳng thắn tố cáo tính chất bịp bợm của "phong trào thể dục thể thao" mà thực dân Pháp sử dụng để đánh lạc hướng lòng yêu nước của nhân dân ta.

Truyện ngắn này gồm năm cảnh tưởng chừng như rời rạc và không có sự liên kết nhưng thực chất chúng lại kết hợp với nhau để cùng bộc lộ chủ đề chung. Nhắc đến các phong trào thể dục thể thao, người ta thường liên tưởng tới sự khỏe khoắn, vui vẻ, đây là dịp để mọi người giao lưu, giải trí. Nhưng khác với quy luật tâm lí thông thường đó, phong trào thể dục thể thao đối với những người dân xã Ngũ Vọng lại trở thành một tai họa khôn lường. Hành động tham gia cổ vũ cho trận đấu là hành động hoàn toàn tự nguyện nhưng quan tri huyện lại có phiến trát gửi đến hương lí xã Ngũ Vọng để yêu cầu "các thầy thông báo cho dân làng biết và phải thân dẫn đủ một trăm người...(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích truyện ngắn Tinh thần thể dục tại đây.

---------------------HẾT---------------------

Ngoài Dàn ý Phân tích truyện ngắn Tinh thần thể dục, chúng tôi còn giới thiệu đến các em học sinh một số bài văn hay lớp 11 khác để em tham khảo: Sơ đồ tư duy Tinh thần thể dục, Cảm nhận truyện ngắn Tinh thần thể dục, Soạn bài Tinh thần thể dục, Nguyễn Công Hoan.

Các em cùng đón đọc dàn ý phân tích truyện ngắn Tinh thần thể dục, một truyện ngắn hiện thực của Nguyễn Công Hoan để hiểu hơn về tình cảnh vô cùng khốn khổ của người nông dân lúc bấy giờ cũng như thấy được sự lố bịch, bịp bợm của thực dân Pháp.
Dàn ý phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng
Lập dàn ý phân tích truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam
Dàn ý phân tích tấn bi kịch của người trí thức nghèo trong xã hội cũ qua nhân vật Hộ
Dàn ý phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Chữ người tử tù
Dàn ý phân tích ý nghĩa giáo dục trong truyện Mẹ hiền dạy con
Dàn ý phân tích truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh

ĐỌC NHIỀU