Dàn ý phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, mẫu số 2
1. Mở bài
- Giới thiệu sơ lược, khái quát về bài thơ “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” của tác giả Đặng Trần Côn.
2. Thân bài
- Tâm trạng cô đơn của người chinh phụ trong những năm tháng lẻ loi
+ Nỗi cô đơn, buồn tủi của người chinh phụ đã được tái hiện thông qua hành động lặp đi lặp lại “gieo từng bước” và đưa ánh mắt xa xăm hướng ra ngoài để trông ngóng, chờ đợi một tin tức tốt lành.
+ Ngọn đèn leo lét giữa đêm khuya không đủ sức san sẻ và sưởi ấm nỗi lòng cô đơn đến giá lạnh, “bi thiết” của người chinh phụ.
+ Điệp từ “gượng” được lặp lại hai lần đã diễn tả thành công hành động mang tính chất thụ động, gượng gạo của người chinh phụ trong sự cô đơn.
- Nỗi nhớ thương, trông mong người chinh phu quay về
+ Nàng gửi gắm nỗi nhớ vào “gió đông” đến miền biên ải xa xôi – nơi “non Yên”
+ Nỗi nhớ thương đối với người chinh phu đã được bộc bạch một cách trực tiếp: “Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời”, “Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong”.
- Đánh giá về giá trị nhân đạo và hiện thực của tác phẩm thông qua dòng tâm trạng của nhân vật trữ tình.
+ Giá trị hiện thực: Thể hiện số phận bi kịch của người phụ nữ (là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa); thể hiện sự bất công của chế độ xã hội phong kiến.
+ Giá trị nhân đạo: Là tiếng nói xót thương, đồng cảm của tác giả đối với thân phận người phụ nữ; đề cao niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình của người chinh phụ; lên án, tố cáo chiến tranh phong kiến.
3. Kết bài
- Khẳng định lại giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”
>> Xem thêm các mẫu Dàn ý Phân tích đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ tại đây.
Tác phẩm “Chinh phụ ngâm khúc” của tác giả Đặng Trần Côn ra đời vào những năm 40 của thế kỉ XVIII - giai đoạn xã hội rối ren, nội bộ phong kiến mâu thuẫn, chiến tranh loạn lạc diễn ra khắp nơi đã diễn tả thành công bi kịch tinh thần cùng tiếng lòng nhớ thương da diết của những người phụ nữ có chồng ra trận. Trích đoạn “Tình cảnh của người chinh phụ”, bản dịch của Đoàn Thị Điểm đã thể hiện rõ điều này. Bài thơ đã thể hiện rõ tâm trạng cô đơn sầu muộn của người phụ nữ có chồng ra trận, gián tiếp bộc lộ tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa và đề cao hạnh phúc lứa đôi của con người.
Trích đoạn mở đầu bằng dòng cảm xúc về nỗi cơ đơn, sầu tủi của người chinh phụ qua mười sáu câu thơ đầu. Trước hết, ở mười sáu câu thơ đầu tiên, tác giả đã tái hiện không gian ngoại cảnh cùng hành động, tâm trạng của người chinh phụ...(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu Phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ đầy đủ tại đây.
-------------------HẾT---------------------
Trên đây là Dàn ý phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, mẫu số 2. Đoạn trích được trích trong tác phẩm Trinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn trong chương trình nâng cao SGK Ngữ văn lớp 10 tuần thứ 27. Bên cạnh bài dàn ý trên các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu liên quan như: Phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, Cảm nhận đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ngắn gọn, Phân tích đoạn trích Sau phút chia li;...