Dàn ý phân tích sáu câu thơ cuối trong đoạn trích Cảnh ngày xuân

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Dàn ý phân tích sáu câu thơ cuối trong đoạn trích Cảnh ngày xuân
 

I. Dàn ý phân tích sáu câu thơ cuối trong đoạn trích Cảnh ngày xuân (Chuẩn)

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về trích đoạn "Cảnh ngày xuân".
- Giới thiệu về nội dung của sáu câu thơ cuối trong trích đoạn.

2. Thân bài

a. Sáu câu thơ đã miêu tả thành công cảnh chị em Thúy Kiều ra về trên phông nền phảng phất nét đượm buồn của cảnh vật.
- Mặt trời đang từ từ lặn xuống trong ánh dương xế chiều qua từ láy "tà tà".
- Tâm trạng tiếc nuối, lưu luyến, bâng khuâng qua bước chân có chút tâm tình, "thơ thẩn".
- Khung cảnh thiên nhiên được miêu tả qua những hình ảnh bé nhỏ, thân thuộc hơn như "ngọn tiểu khê", "dịp cầu nho nhỏ".

b. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong sáu câu thơ cuối
- Vận dụng thành công bút pháp "tả cảnh ngụ tình"
- Vận dụng thành công hệ thống từ láy được trải đều trong các câu thơ như "tà tà", "thơ thẩn", "nho nhỏ", "thanh thanh", "nao nao".
- "Nao nao": Gợi nỗi buồn của cảnh vật và con người, đồng thời thể hiện dự cảm về cuộc gặp gỡ sắp tới của Thúy Kiều và chàng Kim.

3. Kết bài

Đánh giá giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
 

II. Bài văn mẫu phân tích sáu câu thơ cuối trong đoạn trích Cảnh ngày xuân (Chuẩn)

"Cảnh ngày xuân" là một trong những trích đoạn đặc sắc thể hiện rõ tài năng nghệ thuật của tác giả Nguyễn Du trong việc miêu tả thiên nhiên. Nếu như ở những câu thơ đầu tiên, tác giả làm nổi bật bức tranh mùa xuân tươi sáng, tràn đầy sức sống vào buổi ban mai thì ở sáu câu thơ cuối, cùng với sự chuyển biến và trôi chảy của thời gian, nhà thơ tập trung miêu tả khung cảnh chiều tà khi lễ hội Thanh minh kết thúc và hai chị em Thúy Kiều ra về. Cảnh vật vì thế cũng nhuốm màu tâm trạng nhờ biện pháp "tả cảnh ngụ tình" đặc sắc.

"Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang"

Sáu câu thơ đã miêu tả thành công cảnh chị em Thúy Kiều ra về trên phông nền phảng phất nét đượm buồn của cảnh vật. Khác với bước đi cùng sự trôi chảy nhanh, vội như "con én đưa thoi" ở phần mở đầu đoạn trích, lúc này thời gian trôi đi chậm rãi và nhẹ nhàng: "Tà tà bóng ngả về tây"...(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích sáu câu thơ cuối trong đoạn trích Cảnh ngày xuân tại đây.

-----------------------HẾT------------------------

Khung cảnh ngày xuân khi chiều tà được Nguyễn Du tập trung miêu tả trong 6 câu thơ cuối, qua đó thể hiện tâm trạng chị em Thúy Kiều khi tan hội. Cùng với việc tham khảo bài phân tích sáu câu thơ cuối trong đoạn trích Cảnh ngày xuân, các em có thể tìm hiểu thêm bức tranh ngày xuân và khung cảnh lễ hội trong Cảnh ngày xuân qua một số Bài văn hay lớp 9 khác như: Bức họa mùa xuân qua 4 câu thơ đầu bài Cảnh ngày xuân, Bức tranh xuân trong Cảnh ngày xuân và Mùa xuân nho nhỏ, Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong Cảnh ngày xuân, Cảm nhận bốn câu thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân.

Các em học sinh cùng đón đọc mẫu dàn ý phân tích sáu câu thơ cuối trong đoạn trích Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều, Nguyễn Du) để nắm được cách viết dàn ý phân tích tác phẩm văn học cũng như hiểu hơn về giá trị nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích.
Dàn ý phân tích tám câu thơ cuối trong bài Kiều ở lầu Ngưng Bích
Dàn ý cảm nhận bốn câu thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân
Dàn ý bức tranh thiên nhiên trong đoạn trích Cảnh ngày xuân
Kết bài đoạn trích Cảnh ngày xuân
Bức tranh thiên nhiên trong đoạn trích Cảnh ngày xuân
Phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân

ĐỌC NHIỀU