Dàn ý phân tích nghệ thuật đặc sắc của truyện Tôi đi học

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Dàn ý phân tích nghệ thuật đặc sắc của truyện Tôi đi học


I. Dàn ý phân tích nghệ thuật đặc sắc của truyện Tôi đi học (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Truyện ngắn đã bộc lộ cảm giác bồi hồi, xao xuyến của nhân vật tôi trong ngày đầu tiên tới trường qua cách sử dụng ngôn từ tinh tế cùng sự kết hợp điêu luyện giữa các yếu tố miêu tả, biểu cảm theo trật tự tự sự tuyến tính

2. Thân bài

- Đặc sắc nghệ thuật nằm ở cách xây dựng và sử dụng thể loại văn học, kết miêu tả, tự sự, biểu cảm.
- Ngôn từ trong sáng, dễ hiểu theo mạch cảm xúc nhân vật
- Chi tiết mang đậm dấu ấn cá nhân nhưng đồng thời là kỉ niệm thời thơ ấu với nhiều bạn đọc, dễ gây thiện cảm, đồng điệu
- Sử dụng hình ảnh đơn giản, nhẹ nhàng qua lăng kính của một đứa trẻ

3. Kết bài

Khẳng định lại tài năng của tác giả và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
 

II. Bài văn mẫu Phân tích nghệ thuật đặc sắc của truyện Tôi đi học (Chuẩn)

Trong kí ức tuổi thơ của mỗi người, ngày tựu trường giống như một buổi lễ trưởng thành, ghi dấu mốc quan trọng cho sự nghiệp mười hai năm đèn sách, dùi mài kinh sử. Ắt hẳn, ai cũng có những xúc cảm bồi hồi, xốn xang, cũng có những suy tư vừa non nớt, thơ ngây lại vừa dứt khoát, chững chạc. Hiểu được điều đó, nhà văn Thanh Tĩnh đã viết nên truyện ngắn "Tôi đi học", bộc lộ một cách chân thực tâm trạng trong trẻo với kỉ niệm của buổi tựu trường. Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm nằm ở cách sử dụng ngôn từ tinh tế cùng sự kết hợp điêu luyện giữa các yếu tố miêu tả, biểu cảm theo trật tự tự sự tuyến tính, tạo nên một bức tranh đầy sắc màu hoài niệm.

Sắp xếp theo trật tự thời gian, tác giả mở ra khung cảnh buổi sáng tựu trường với hương hoa sữa mùa thu, những chiếc lá úa vàng và những đám mây bảng lảng trên bầu trời cao rộng: "Hàng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường". Bước chân lên chuyến tàu thời gian, tác giả đưa người đọc trở về với cảm nhận nguyên sơ của một đứa trẻ lần đầu đi học...(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích nghệ thuật đặc sắc của truyện Tôi đi học tại đây.

---------------------HẾT----------------------

Tôi đi học là truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Thanh Tịnh, bên cạnh bài Dàn ý phân tích nghệ thuật đặc sắc của truyện Tôi đi học, các em có thể tìm hiểu thêm về văn bản thông qua việc tham khảo một số bài văn hay lớp 8 cùng chủ đề khác như: Chất trữ tình trong văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh, Cảm nghĩ về những dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyện ngắn Tôi đi học, Phân tích truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh, Hình ảnh chú bé - nhân vật "tôi" tại buổi tựu trường trong văn bản Tôi đi học.

Bằng những cảm nhận tinh tế kết hợp với bút pháp nghệ thuật đặc sắc, tác giả Thanh Tịnh đã mang đến cho truyện ngắn "Tôi đi học" một cảm xúc chân thực và một chất thơ dạt dào. Cùng tìm hiểu về đặc sắc nghệ thuật được sử dụng trong truyện ngắn, các bạn hãy cùng tham khảo dàn ý phân tích nghệ thuật đặc sắc của truyện Tôi đi học dưới đây nhé.
Dàn ý nhận xét về những hình ảnh so sánh trong văn bản Tôi đi học
Khái quát đặc sắc về nội dung và nghệ thuật văn bản Tôi đi học
Dàn ý phân tích truyện Bánh chưng bánh giày
Nét đặc sắc về phong cách nghệ thuật của Thạch Lam qua truyện Hai đứa trẻ
Dàn ý phân tích sáu câu thơ cuối trong đoạn trích Cảnh ngày xuân
Tóm tắt truyện Vợ nhặt và phân tích những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện

ĐỌC NHIỀU